1. Công khai Quy hoạch phát triển ngành Thương mại
Sau khi Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức công bố công khai và rộng rãi, thu hút các nhà đầu tư tham gia thực hiện quy hoạch.
2. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch phát triểnngành Thương mại ngành Thương mại
2.1. Trách nhiệm của Sở Công Thương
- Là cơ quan chủ trì thực hiện theo chức năng của Sở về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. Các cơ quan phối hợp là UBND các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan.
- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt, Sở phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, thực hiện các Quy hoạch phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng của ngành (Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; Quy hoạch hệ thống kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng), từ đó đề ra các biện pháp và chính sách phù hợp để mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại và các phân ngành bán buôn và bán lẻ của ngành thương mại phát triển một cách hài hoà, hợp lý, hiệuquả.
- Để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại của tỉnh, Sở xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện các đề án về hỗ trợ doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; đề án hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp thương mại; đề án hỗ trợ phát triển phương thức kinh doanh hiện đại cho doanh nghiệp thương mại; đề án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho doanh nghiệp thương mại; đề án cải cách các nhà phân phối truyền thống sang hiện đại,...
- Để thu hút đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng thương mại quy mô lớn và hiện đại, Sở chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành Quy chế khuyến khích đầu tư xây dựng các loại hình thương mại hiện đại trên địa bàn; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn, công ty phân phối lớn trong nước và các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới vào đầu tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh.
- Để tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành một số quy định về các hành vi giao dịch, mua bán hàng hoá trên địa bàn tỉnh, như: Quy định về hành vi giao dịch nhập hàng của các doanh nghiệp bán lẻ thương mại; biện pháp quản lý hành vi khuyến mãi của các doanh nghiệp bán lẻ; hợp đồng đại lý tiêu thụ hàng hoá, đưa hoạt động dịch vụ đại lý của tỉnh vào nề nếp và phát triển.
- Phát triển kết cấu hạ tầng nhằm thu hút các dự án đầu tư. Đa dạng hoá nguồn vốn và các hình thức đầu tư cho phát triển nguồn hàng xuất khẩu. Đầu tư mạnh cho phát triển các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Chú trọng đầu tư trên cả 3 mặt: (i) Nguồn nhân lực (quản lý, nghiệp vụ và lao động), (ii) đổi mới công nghệ, (iii) mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động. - Cải tiến chế độ thống kê, báo cáo; tổ chức cập nhật, phổ biến thông tin kinh tế - xã hội chung của tỉnh và các thông tin về thị trường, sản phẩm, giá cả hàng hoá xuất khẩu lên các trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan.
2.2. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan
Triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển của từng ngành để đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá cho lĩnh vực thương mại; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp trong ngành về sự cần thiết sử dụng các dịch vụ phân phối chuyên nghiệp của các doanh nghiệp thương mại; thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành với doanh nghiệp thương mại để phát triển các chuỗi cung ứng hàng hoá có giá trị gia tăng cao và có khả năng chiếm lĩnh được các thị trường mục tiêu ở trong và ngoài nước..., cụ thể:
2.2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư; nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và vào lĩnh vực thương mại của tỉnh.
2.2.2. Sở Xây dựng: Trên cơ sở Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướngđến năm 2030 được phê duyệt, Sở cần đảm bảo bố trí không gian và kiến trúc phù hợp theo tiêu chuẩn cho các loại hình thương mại ở từng khu vực trên địa bàn tỉnh.
2.2.3. Sở Tài chính: Sở Tài chính phối hợp cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và các ngành có liên quan căn cứ chính sách chế độ hiện hành của nhà nước, của tỉnh thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
2.2.4. Sở Giao thông vận tải: Trên cơ sở mạng lưới kết cầu hạ tầng thương mại được quy hoạch, chủ trì đấu nối giao thông với các công trình hạ tầng thương mại (đặc biệt là mạng lưới kinh doanh xăng dầu và mạng lưới chợ). Xác định rõ chỉ số giới hạn lộ giới, hành lang an toàn giao thông đối với những tuyến giao thông trên địa bàn được phân cấp (cả các tuyến đường do Trung ương quản lý) theo quy định làm cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án phù hợp và thực hiện công tác nghiên cứu, thẩm định thống nhất. Cải tiến và hoàn thiện quản lý giao thông để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại ở các khu vực cũng như thuận lợi cho việc cung ứng, bốc dỡ và nhập hàng vào mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh.
2.2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành thương mại được phê duyệt, Sở tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất đối với các cơ sở hạ tầng thương mại theo quy định của Luật đất đai.
2.2.6. Sở Khoa học- công nghệ: Sở khoa học và Công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh và triển khai các dự án phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của địa phương nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu. Giúp các doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu.
2.2.7. Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn: Chủ trì triển khai thực hiện xây dựng các dự án phát triển ngành hàng đã có quy hoạch; tiếp tục xây dựng các dự án phát triển ngành hàng nhằm tạo ra lượng hàng hoá đảm bảo cho tiêu dùng và góp phần vào xuất khẩu.
2.2.8. Sở Lao động Thương binh & Xã hội:
Tham mưu UBND tỉnh về kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo
Tham mưu UBND tỉnh về Kế hoạch đào tạo lao động phục vụ phát triển thương mại của tỉnh nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, lao động ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động
Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thương mại trong lĩnh vực lao động, việc làm thực hiện quy định của pháp luật về lao động
Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc sử dụng lao động trẻ em trong sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh
2.2.9. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệchủ trì hướng dẫn thực hiện Chương trình Thương mại điện tử trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về công nghệ và chuyển giao công nghệ; phối hợp với Sở Công Thương xây dựng và phát triển mạng thông tin thương mại.
2.2.10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan triển khai Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phối hợp tổ chức các hội chợ Thương mại gắn với các sự kiện du lịch.
2.2.11. Trung tâm xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch tỉnh:
Tổ chức các chương trình tìm kiếm bạn hàng, thông qua tổ chức các đoàn doanh nghiệp giao tiếp với bạn hàng nước ngoài và ngược lại cho các doanh nghiệp trong tỉnh;
Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc tổ chức các Diễn đàn giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và những ưu đãi đầu tư của tỉnh; Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp của tỉnh tham gia hội chợ triển lãm thương mại trong nước và quốc tế.
2.2.13. Công an tỉnh: Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật xây dựng, nghiệm thu an toàn hệ thống phòng cháy chữa cháy với hệ thống kho, cơ sở sang chiết nạp và cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Tiến hành thẩm định các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy của các kho, trạm chiết nạp và cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Phối hợp với các Sở, ban ngành thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, kiểm tra về vệ sinh an toàn môi trường.
Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, Công An tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Pháp luập về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp với Sở Công Thương và các Sở, Ngành liên quan trong việc điều chỉnh quy hoạch khi xuất hiện các yếu tố mới do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đến hoạt động thương mại.
2.2.14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: phối hợp liên ngành và liên vùng nhằm triển khai các chương trình, kế hoạch, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển lĩnh vực thương mại của tỉnh, xây dựng và triển khai các quy hoạch, chương trình, kế hoạch và giải pháp phát triển thương mại trên từng địa bàn. Đảm bảo bố trí, sử dụng cán bộ có năng lực phù hợp, có trình độ về quản lý thương mại.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
"Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030" được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh và thu thập các nguồn thông tin, tư liệu khác nhau phản ánh thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế, thương mại trên địa bàn tỉnh.
Qua phân tích số liệu và khảo sát thực tế cho thấy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang hiện nay nói chung cũng như những yếu tố về sản xuất, tiêu dùng nói riêng còn chưa cao và chưa thực sự tạo ra được xung lực phát triển mạnh mẽ cho các hoạt động thương mại, nhất là các hoạt động thương mại có qui mô và phạm vi lớn. Bên cạnh đó, bản thân năng lực của các lực lượng tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh cũng là nguyên nhân bên trong làm hạn chế sự phát triển của các hoạt động thương mại ở tỉnh, hạn chế khả năng khai thác các lợi thế và tiềm năng phát triển thương mại của tỉnh.
Từ những vấn đề về thực trạng và tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thương mại nói riêng của tỉnh Tiền Giang cho thấy, trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Tiền Giang cần có các biện pháp tác động tích cực theo hướng mở rộng qui mô và phạm vi để qua đó tạo cơ sở phát triển tốt các hoạt động thương mại. Đồng thời, các cơ cấu của thương mại trên địa bàn tỉnh cũng cần được quy hoạch, định hướng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá, tổ chức hoá, xã hội hoá và tiêu chuẩn hoá để tạo giá trị tăng thêm cao hơn đóng góp vào GRDP của tỉnh, đồng thời thúc đẩy và hỗ trợ các ngành sản xuất và dịch vụ phát triển.
Trên cơ sở các kết quả khảo sát, nghiên cứu, Quy hoạch đã đưa ra những nội dung phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh một cách toàn diện và trọng yếu trong thời kỳ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, Quy hoạch cũng đề cập đến những giải pháp phát triển thương mại và tổ chức thực hiện quy hoạch. Tất cả những điều đó nhằm xây dựng và phát triển ngành thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 đạt trình độ phát triển ngang bằng mức bình quân của cả nước, đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 và phù hợp với định hướng phát triển thị trường, thương mại nước ta trong điều kiện hội nhập.
* Kiến nghị