Hướng dẫn người kinh doanh thực phẩm trong chợ thực hiện đúng quy định về VSATTP Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người kinh doanh

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 159 - 162)

định về VSATTP. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người kinh doanh tại chợ thực hiện nghiêm nội quy chợ về đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với chủ đầu tư nghiên cứu, khảo sát thiết kế các quầy hàng mẫu, trang thiết bị phục vụ quá trình kinh doanh, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các hộ kinh doanh trong chợ, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.

- Bố trí, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo ngành hàng, nhóm hàng, theo tính chất và yêu cầu phòng chống hỏa hoạn, thiên tai; không bố trí gần nhau các loại hàng hóa có ảnh hưởng xấu lẫn nhau… bảo đảm các yêu cầu về trật tự, vệ

sinh, văn minh thương mại và phù hợp với tính chất của mặt hàng thực phẩm. Bố trí, sắp xếp ngành hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, hải sản, rau, củ, quả) cách xa nơi kinh doanh ngành hàng chế biến thực phẩm ăn ngay, các món ăn đã nấu chín; các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống (tại chỗ hoặc không ăn uống tại chỗ).

- Xây dựng Nội quy chợ theo quy định của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nội quy mẫu theo Quyết định số 773/2003/QĐ- BTM ngày 24/6/2003 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và các quy định đã ban hành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ, trong đó quy định rõ về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức điều hành và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. 3.2.3. Đối với người tiêu dùng:

- Lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không ảnh hưởng đến môi trường.

- Phải kiểm tra hàng hóa trước khi thực hiện các giao dịch mua bán. - Thông tin cho cơ quan nhà nước các tổ chức liên quan biết khi phát hiện hàng thực phẩm sản xuất, lưu thông trên thị trường không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân.

4. Công tác quản lý nhà nước về chợ mô hình thí điểm.

4.1. Trách nhiệm của các ngành, địa phương liên quan

- Định kỳ tiến hành tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về VSATTP tới các hộ kinh doanh và người lao động giúp việc tại các hộ kinh doanh, để mọi người hiểu và chấp hành tốt các quy định về VSATTP.

- Hướng dẫn, theo dõi, nhắc nhở việc thực hiện quy định của pháp luật về VSATTP và thực hiện nội quy chợ VSATTP cho hộ kinh doanh trong chợ.

- Tổ chức tập huấn về nguyên nhân, cách nhận biết về nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm.

4.2. Công tác kiểm tra, xử lý

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thương nhân kinh doanh tại chợ thực hiện nghiêm quy định pháp luật hiện hành và Nội quy chợ về đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đúng quy định hiện hành.

Thống kê số vụ vi phạm qui định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn Tỉnh do cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, để phục vụ cho công tác tuyên truyền nhằm răn đe, ngăn chặn kịp thời các đối

tượng vi phạm, tránh tái diễn. Việc thống kê các vi phạm cần phân tích theo các tiêu chí: số vụ nhắc nhở và cảnh cáo; số vụ việc phạt vi phạm hành chính; tịch thu hàng hoá và tiêu huỷ; truy cứu trách nhiệm hình sự...

THIẾT KẾ MÔ HÌNH MẪU CHỢ ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀNTHỰC PHẨM THỰC PHẨM

1. Thiết kế các hạng mục

1.1. Diện tích quầy hàng kinh doanh

Độ cao, độ rộng của các quầy hàng phải đồng nhất, phù hợp với tính năng của từng loại hàng bày bán. Lối đi chung và diện tích từng quầy phải đảm bảo các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng chợ. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế về quy mô của chợ, cơ cấu ngành hàng của chợ thực phẩm có thể bố trí như sau:

Stt Nội dung Chiều dài quầy hàng (m) Chiều ngang quầy hàng (m) Chiều cao/ quầy hàng tối thiểu (m)

1 Quầy bán thịt lơn (heo), thịt bò 2 1 0,9

2 Quầy bán hàng thủy hải sản 2 1,5 0,6

3 Quầy hàng thức ăn chín 2 1 0,9

4 Quầy bán hàng rau, củ, quả 2 2 0,6

5 Quầy bán gia cầm sống 2 2 0,6

6 Quầy bán hàng thực phẩm chế biến, thực phẩm khác

2 1 0,9

1.2. Bố trí thiết bị phục vụ kinh doanh

- Mặt bàn của quầy hàng được ốp bằng vật liệu sạch, không han rỉ, không gây ô nhiễm thực phẩm hoặc đổ tấm đan có độ dày 07 cm và ốp bằng gạch trán men có độ dày từ 2cm trở lên.

- Bố trí nguồn điện, các thiết bị vệ sinh như vòi nước, dụng cụ thiết bị bảo quản, thiết bị phòng chống cháy nổ phải phù hợp với diện tích các quầy, đảm bảo thuận lợi cho quá trình sử dụng.

1.3. Kết cấu nền chợ, hố chứa nước thải, rãnh thoát nước

- Nền bê tông hoặc lát gạch đảm bảo độ bền, chống trơn và dễ thoát nước. - Hố chứa nước thải phải có nắp đậy, được bố trí phù hợp với kết cấu chung của chợ và thuận lợi cho việc thoát nước thải.

- Rãnh được tạo độ dốc cho chất thải lỏng chảy hết về hố chứa. Khu vực bán hàng thủy hải sản, thực phẩm tươi sống phải đảm bảo thoát nước hết toàn bộ

nước trên bề mặt, đưa nước về hố chứa, nối với hệ thống cống thoát chung của khu vực.

1.4. Hệ thống cấp điện, nước

- Toàn bộ hệ thống điện được đấu nối khoa học, phù hợp với điều kiện hoạt động của chợ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đủ độ sáng cần thiết để người tiêu dùng nhận rõ màu sắc, độ thật của từng sản phẩm hàng hóa. Để người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa một cách chính xác, các bóng điện chiếu sáng phục vụ các quầy hàng phải là các bóng đèn tuýp (ánh sáng trắng), không dùng bóng điện màu để thắp sáng trong các quầy hàng.

- Hệ thống cấp nước: Phải là nguồn nước sạch theo quy định, được đấu nối đến các quầy hàng, đặc biệt các quầy bán thực phẩm tươi sống, thủy hải sản.

1.5. Đánh giá tác động môi trường

- Đối với môi trường thi công: Công trình xây dựng trong khuôn viên khu chợ nên khi xây dựng sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của khu vực như tiếng ồn, bụi ra không khí. Do vậy khi thi công xây dựng phải có các biện pháp giảm bụi bằng phun nước, che khoanh vùng, các xe chở chất thải, vật liệu xây dựng phải được che đậy cẩn thận. Chất thải phải đổ đúng nơi quy định.

- Đối với môi trường khi chợ hoạt động: Khi chợ đưa vào sử dụng, phải có các biện pháp xử lý nước thải, nước bẩn, gom rác đúng nơi quy định, đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ. Để đảm bảo môi trường cho chợ hoạt động thường ngày, cần vệ sinh phải quét dọn sau mỗi ngày chợ hoạt động như phải thu gom rác, chất thải, thường xuyên nạo vét hố ga do lắng đọng nhiều chất bẩn. Cần bố trí các thùng rác tạm thời (ngày thu gom ít nhất 2 lần) dọc các lối đi trong chợ, thuận tiện cho việc bỏ rác.

2. Kinh phí xây dựng công trình

2.1. Căn cứ lập dự toán

Căn cứ định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng, định mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt, định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Bộ Xây dựng và các quy định của Ủy ban nhân dân Tỉnh hướng dẫn điều chỉnh dự toán trên địa bàn tỉnh.

2.2. Mức đầu tư mỗi chợ

- Tổng mức đầu tư của 01 chợ theo mô hình vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện theo quy hoạch thiết kế của từng chợ được dự kiến đầu tư (thiết kế cho tổng số hộ kinh doanh theo ngành hàng thực phẩm), trong đó:

+ Chi phí xây dựng, trang thiết bị, điện nước chiếm từ 80% trở lên.

+ Còn lại là các chi phí: tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí khác (chi phí dự phòng, chi phí lán trại...).

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 159 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w