Dự báo sức mua hàng hóa và các yếu tố tác động tới sức mua hàng hóa

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 74 - 75)

III. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

4. Dự báo sức mua hàng hóa và các yếu tố tác động tới sức mua hàng hóa

sức mua hàng hóa

Trong những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia có môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, tỷ lệ lạm phát trong những năm gần đây tương đối thấp. Trong thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân sẽ được nâng cao do vậy sức mua sẽ được nâng lên, ngoài các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, may mặc, hàng hóa công nghiệp tiêu dùng lâu bền như Ti vi, xe máy, tủ lạnh,… sẽ được tiêu thụ mạnh.

Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn nhất trong khu vực châu Á và trên thế giới. Với sự mở cửa thị trường theo các cam kết hội nhập (WTO, FTAs,…), với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà bán lẻ lớn trên thế giới tại Việt Nam. Chỉ sau 3 năm gia nhập WTO (2010), Việt Nam đã mở cửa gần như hoàn toàn thị trường bán lẻ. Sự tăng trưởng nhanh chóng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong những năm qua cho thấy tiêu dùng trong nước luôn là một động lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Mặc khác,

tốc độ tăng tiêu dùng cao chính là yếu tố quan trọng đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam đầy tiềm năng.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, bán lẻ chiếm khoảng 15% GDP Việt Nam năm 2015. Tính chung cả năm 2015, Tổng cục Thống kê đánh giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm trước.

Về thị trường bán lẻ Việt Nam nửa đầu năm 2016, Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới đánh giá, lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam đang có con số tăng trưởng rất tốt, khoảng 8%, nhờ tiêu dùng nội địa mạnh với một môi trường lạm phát thấp trong khi thu nhập và lương thưởng cũng được cải thiện.

Đánh giá triển vọng của thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới cho rằng, lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam hiện đang tăng tốc giữa bối cảnh nhu cầu nội địa và tiêu dùng tiếp tục đà khởi sắc từ năm ngoái. Xu hướng đi lên của lĩnh vực bán lẻ được kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì trong ngắn hạn. Về trung hạn, triển vọng của ngành bán lẻ Việt Nam vẫn rất lớn vì đang trong quá trình tăng trưởng nhanh.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thương mại của cả nước nói chung và Tiền Giang nói riêng cũng sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà bán lẻ nước ngoài. Nguy cơ bị mất thị phần trên “sân nhà” đang hiện hữu.

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w