Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mạ

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 117 - 118)

I. CÁC GIẢI PHÁP

3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mạ

Trong thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với định hướng phát triển phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp, các khu công nghiệp sẽ phát triển và thu hút nhiều lao động, tuy nhiên, lao động tham gia vào ngành thương mại sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động chung trong tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020 và đến 2030 do điều kiện gia nhập vào ngành thương mại, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn dễ hơn so với nhiều ngành sản xuất công nghiệp và ngành dịch vụ khác (không đòi hỏi cao về trình độ, tay nghề như ngành công nghiệp). Chính vì vậy, đối với lực lượng lao động trong ngành thương mại, một số giải pháp cần được tiến hành, cụ thể:

- Coi trọng bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực của ngành thương mại. Các doanh nghiệp thương mại đến nay cũng đã ý thức được cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau thực chất là cạnh tranh về mặt nhân lực. Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thương mại để khuyến khích phát triển tiềm năng cho các nhà kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh; Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản lý doanh nghiệp được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài;

- Có kế hoạch và biện pháp cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của hội nhập thương mại khu vực và quốc tế.

- Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về kiến thức kinh doanh cho các hộ kinh doanh, các thương nhân kinh doanh tại chợ,…

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w