Nhà nước Pháp sau cách mạng

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 41 - 42)

III. NHÀ NƯỚC PHÁP THỜI CẬN ĐẠ

2. Nhà nước Pháp sau cách mạng

Từ sau tháng 7-1794, chính quyền chuyển vào tay giai cấp tư sản phản cách m ạng (những tư sản lợi dụng tình hình nội chiến, chiến tranh đầu tư ăn hối lộ, v.v...).

Phái phản cách mạng đã ban hành bản Hiến pháp mới năm 1795 với các nội dung sau:

- Đã hạn chế các quyền tự do dân chủ của nhân dân lao động: tự do ngôn luận, bãi công... bị cấm.

- Quy định trở lại chế độ bầu cừ theo điều kiện tài sản.

- Quy định quyền lực của Nhà nước tập trung vào ủy ban đốc chính gồm 5 người đại diện cho tư sản phản động. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ tư sản đốc chính, gồm 5 người đại diện cho tư sản phản động.

- Quy định Nghị viện gồm 2 viện. Hạ Nghị viện có quyền đưa ra và thảo luận dự án luật nhưng không có quyền biểu quyết thông qua.

- Thượng Nghị viện không có quyền thảo luận dự án luật nhưng có quyền biểu quyết, phê chuẩn.

Quy định ủ y ban đốc chính do nghị viện bầu ra và có quyền: + Tổng chỉ huy quân đội.

+ Quản lý các cơ quan nhà nước ở địa phương.

+ Cử hoặc bãi miễn các bộ trưởng không cần thông qua Nghị viện. Ngày 9-11-1799, tầng lớp tư sản phản động đã ủng hộ cuộc chính biến của Napôlêông - một viên tướng trẻ trong quân đội. Napôlêông lên nắm chính quyền và tự xưng hoàng đế, ban hành bản hiến pháp mới năm 1799 với nội dung cơ bản:

- Tước đoạt quyền bầu cử của phần lớn dân cư, tư cách tài sản rất lớn. - Nghị viện vẫn tồn tại và có 2 viện nhưng chỉ là hình thức, chỉ là cơ quan thừa hành, thực chất quyền lực Nhà nước nằm trong tay toà án tối cao có quyền thảo luận các luật.

- Quyền hành pháp nằm trong tay tổng tài (gồm có 3 tổng tài, đại tổng tài có quyền quyết định, 2 tổng tài còn lại có quyền tham gia, kiến nghị).

- Chính quyền tư sản độc tài chuyên chế được thiết lập, thực chất đây là chính thể quâri chủ lập hiến tư sản, đứng đầu Nhà nước là hoàng đế với quyền lực rất lớn.

2.1. Cách mạng dân chủ tư sản 1848 - nền cộng hoà thứ II

Lợi dụng việc Napôlêông mang quân ra nước ngoài và lợi dụng sự sụp đổ của Đế chế I, một dòng họ có khuynh hướng bảo hoàng (Buốcbông) đã lập lại vương triều phong kiến.

Từ năm 1815, quần chúng lại tiếp tục đấu tranh.

Tháng 7-1840, dòng họ Buốcbông bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập, đứng đầu là Louis Philip đại diện cho quyền lợi của tư sản tài chính và quý tộc chỉ là một số nhỏ trong xã hội, dẫn đén mâu thuẫn xã hội vẫn tiếp tục phát triển.

Tháng 2-1848, khởi nghĩa vũ trang của quần chúng nhân dân bùng nổ và lật đổ được nền quân chủ lập hiến, sau đó thiết lập nền quân chủ cộng hoà. Chính phủ nền cộng hoà đã ban hành Hiến pháp năm 1848.

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)