III. NHÀ NƯỚC PHÁP THỜI CẬN ĐẠ
214 Phắn III: NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THỜI CẢN VA HIỆN ĐẠ
Thành lập Nghị viện lập hiến, Nghị viện chỉ có quyền lập pháp, nghị viện chỉ có một viện. Nghị viện cử ra ủy ban hành pháp, lần đầu trong hiến pháp tư sản có chế định Tổng thống do phổ thông đầu phiếu bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm và có quyền lớn.
Tạo ra sự cân bằng quyền lực giữa 2 cơ quan: Nghị viện và Chính phủ. Tháng 12-1848, Louis B được bầu làm Tổng thống, ông thiết lập nền thống trị cùa giai cấp tư sản có xu hướng bảo hoàng.
Tháng 11-1852, Hiến pháp mới lại ban hành quy định quyền lực Nhà nước thuộc về Tổng thống, nhiệm kỳ tổng thống là 10 năm, khôi phục lại chế độ 2 viện.
2.2. S ự ra đờ i của đế chế II (1852-1870)
Tháng 12-1852, Louis Bônapat lên ngôi và thiết lập đế chế thứ hai, nền Cộng hoà thứ hai ra đời sau cách mạng năm 1848 bị thủ tiêu, quyền lực của Nhà nước tập trung vào hội đồng đại diện cho giai cấp tư sản công nghiệp và tài chính ngân hàng.
Năm 1870, đế chế thứ hai bị thất bại trong chiến tranh Pháp Phổ, sau đó bị sụp đổ.
Quần chúng nhân dân đã khởi nghĩa vũ trang buộc giai cấp tư sản thiết lập nền Cộng hoà thứ ba (tồn tại từ năm 1870 đến năm 1940). Đây là chính thể cộng hòa nghị viện tồn tại lâu nhất cho đến khi Chiến tranh Thế giới nổ ra. Khi Pháp bị Đức chiếm đóng thì nền Cộng hoà thứ ba mới sụp đổ. Nên xu hướng thiết lập nền cộng hoà nghị viện thắng thế trong cuộc đấu tranh của quần chúng.
Tóm lại, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, Pháp đã trải qua hai nền Cộng hòa. Nền Cộng hòa đầu tiên được thiết lập vào năm 1792, khi Hiệp hội dân tộc được thành lập, bãi bỏ chính thể quân chủ lập hiến và thiết lập chính thể cộng hòa nghị viện. Tháng 7-1794, chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản phản cách mạng.
Nền Cộng hòa thứ hai được thiết lập vào năm 1848, quần chúng nhân dân lật đổ dòng họ Buốcbông của Napôlêon và lập nên nền Cộng hòa thứ hai.