Lịch sử lập hiến ở Đức trước Chiến tranh Thế giớ

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 113 - 116)

III. LỊCH SỬ LẬP HIÉN VÀ sự RA ĐỜI NHÀ Nước CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨ C

1. Lịch sử lập hiến ở Đức trước Chiến tranh Thế giớ

Đầu thế kỷ XIX, trên lãnh thổ của Đức nhiều nơi đã có Hiến pháp như Hiến pháp của Bayem (ngày 26 - 5 - 1818), Baden (ngày 2 2 - 8 - 1818), Wuerttemberg (ngày 25 - 9 - 1819), Hessen-Daimstadt (năm

1820), Kurhessen, Sachsen (năm 1831) và Hannover (năm 1833). Đây là thời điểm xét về tương quan lực lượng, giai cấp tư sản chưa đủ mạnh, nhà vua vần có rất nhiều quyền hành, v ề nội dung, các bản hiến pháp này chủ yếu đề cập đến vấn đề tổ chức nhà nước, dựa trên nền tảng chế độ quân chủ. Các quyền cơ bản chưa được hiểu theo nghĩa là quyền công dân giống Hiến pháp của Họfp chủng quốc Hoa Kỳ và ở Pháp, mà chỉ là các quyền cùa thần dân'.

Sau Cách mạng tháng 2 - 1848 của Pháp, ở Đức cũng như nhiều nước châu Âu khác, nhiều cuộc biểu tình, đấu tranh của tư sản chống phong kiến đã diễn ra mạnh mẽ. Nhà vua Priedrich Willhelm IV, ngày 21 và 22 - 3 - 1848 đã phải thỏa hiệp với giai cấp tư sản và tuyên bố sẽ xây dựng Hiến pháp chung cho đế chế Đức Phổ. Ngày 28 - 3 - 1849, Hiến pháp nhà thờ thánh Paul của đế chế Đức Phổ được thông qua bởi một quốc hội lập hiến mà thành viên là những nhà trí thức hàng đầu thời đó. Họ đã trao đổi rất kỳ lưỡng và kiến thiết ra một bản hiến pháp dân chủ không thua kém bất cứ một bản hiến pháp thành văn nào trên thể giới thời điểm đó. Có được thành quá ấy cũng bởi khi xây dựng hiến pháp này, các nhà lập hiến đã ý thức được rằng, hiến pháp trước hết phải chứa đựng những giá trị pháp quyền, hiến pháp sinh ra là để ghi nhận, bảo vệ quyền con người và chống lại sự lạm quyền của nhà nước^ Đọc Hiển pháp này, người ta không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá trị của nó, vì gần như tất cả các quyền tự do dân chủ mà hiện nay người Đức đang được hưởng đều đã được quy định một cách đầy đủ, chi tiết như; quyền sở hữu tài sản, quyền tự do cư trú (Điều 133); quyền bình đẳng (Điều 137); các quyền liên quan đến tố tụng, bắt giam, khởi tố.

Chương II: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đại 285

’ E. -W. Boeckeníoerde (Hrsg.): Probleme des Konstitutionalismus im 19, Jahrhundert, 1975; J. Hilker: Grundrechte im deutschen Pruehkonstitutionalismus, 2005; M, Schvvertmann; Gesetzgebung und Repraesentation im íruehkonstitutionellen, Bayern, 2006.

điều tra, truy tố, xét xử (Điều 138, 175); chồ ở của công dân là bất khả xâm phạm (Điều 140); quyền tự do ngôn luận (Điều 143); quyền tự do về tôn giáo, tín ngưỡng (Điều 144); quyền tự do nhóm họp hòa bình, không vũ trang (Điều 161)... Mặc dù đã được thông qua và đăng công báo, nhưng rất đáng tiếc là bản hiến pháp này lại không được thực thi rộng rãi do sự chổng đối của vị vua độc tài Priedrich Wilhelm I V . Dù không có hiệu lực trên thực tế, nhưng bản Hiến pháp này đã để lại một di sản vô cùng quý giá, đó là lần đầu tiên phản ánh được Tinh thần hiến pháp - một tinh thần xáv dựng, đấu tranh và bảo vệ các giả trị tự do

dãn chủ.

Dưới thời Bismark, năm 1871, một bản hiến pháp thành văn khác có tên là Hiến pháp đế chế Bismarck đã được thông qua. Điểm hạn chế của bản hiến pháp này là chi đề cập đến vấn đề tổ chức nhà nước và hoàn toàn không chứa đựng những quyền cơ bản của công dânl

Nền Cộng hòa Weimar tồn tại từ năm 1919 đến năm 1933. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1919, một Hiến pháp Cộng hòa được soạn thảo, thông qua ở Weimar (gọi tắt là Hiến pháp Cộng hòa Weimar)

có hiệu lực. về nội dung, đây là bản Hiến pháp tiến bộ dựa trên nền tảng chế độ cộng hòa, quy định cụ thế các quyền cơ bản của công dân và nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức Bộ máy nhà nước. Điều đáng chú ý là trong suốt thời cai trị của Adolf Hitler và Đảng Đức quốc xã sau này (1933-1945), bản Hiến pháp của Cộng hòa Weimar hoàn toàn không bị bãi bỏ. Luật Cơ bản của Cộng hòa Lièn bang Đức (Tây Đức) và nước Đức Ihống nhất sau này đã kế thừa nhiều nội dung tiến bộ

từ Hiến pháp của Cộng hòa Weimar.

Nội dung của bản Hiến pháp này có rất nhiều điểm tiến bộ cả trên phưcmg diện tổ chức quyền lực nhà nước cũng như phương diện quy định cụ thể các quyền cơ bản của công dân.

28Ó Phân III; NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI CẬN VÀ HIỆN ĐẠI

' Bản hiến pháp này quy định Nghị viện được chia thành 2 viện; Viện nhà nước bao gồm đại diện các nhà nước thành viên và Viện quốc dân bao gồm các đại biểu lần đầu tiên được bầu theo nguyên tắc phổ thông. (Xem; Laufs in JuS 1998, 385-392; Ch. Groepl: Staatsrecht I, Rn. 160; Protscher/Pieroth: Vertassungsgeschichte, 8. Auílage, 2009, Rn. 345-350).

^ Xem Protscher/Pieroth: Veríassungsgeschichte, 8. Auílage, 2009, Rn. 442; Groepl: Staatsrecht I, 2. Aufl., 2010, Rn. 171ff.

K,hác với Hiến pháp đế chế Bismarck, hàng loạt các điều khoản của Hiến pháp nhà thờ thánh Paul năm 1948 đã được kế thừa trong bản Hiến pháp này. Hàng loạt các quyền như tự do tôn giáo, tín ngưỡng (Chương III. Phần 2), quyền học tập (Chương 4, Phần 2), quyền tự do kinh doanh (Chương 5, Phần 2), bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 115), quyền tự do ngôn luận (Điều 116), quyền tự do biểu tình (Điều 123), quyền tự do bầu cử (Điều 125), quyền bình đẳng nam nữ (Điều 128, Điều 130), quyền sở hữu, quyền thừa kế (Điều 153), v.v đã được quy định rất cụ thể, chặt chẽ.

Chính thể của nền Cộng hòa Weimar này là chính thể Cộng hòa hỗn hợp, bởi đó là sự kết hợp những đặc tính của cả chính thể Cộng hòa Tổng thống và Cộng hòa đại nghị.

Ngoài việc phân định rõ nhiệm VỊI của liên bang và các tiểu bang, Hiến pháp Weimar đã xác định rất cụ thể, chi tiết vị trí pháp lý của tàng thiết chế như Hạ viện, Thượng viện, Tổng thống và Chính phủ, Tòa án, cũng như các nhiệm vụ lập pháp, hành chính và tư pháp.

Bên cạnh cơ chế phân quyền, các vấn đề liên quan đến bảo hiến, trách nhiệm của nhà nước, những yêu cầu được coi là tối quan trọng của nhà nước pháp quyền lần đầu tiên đã được quy định cụ thể trong bản Hiến pháp này.

Tòa án quốc gia có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về Hiển pháp giữa các tiểu bang với nhau hoặc giữa liên bang và tiểu bang. Ngoài ra trên cơ sở có đề nghị của Hạ viện, Tòa án quốc gia có quyền phán quyết việc liệu những chức danh đứng đầu nhà nước có vi phạm Hiến pháp hay luật của nền Cộng hòa hay không.'

về vấn đề trách nhiệm của nhà nước, Điều 131 Hiến pháp 1919

quy định trách nhiệm nhà nước phải bồi thường cho công dân khi công chứo gây ra thiệt hại một cách có lồi khi thi hành công vụ. Đây là quy định đầu tiên xác lập trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo nghĩa hẹp. đồng thời là một bước tiến nổi bật so với quy định trách nhiệm cá nhân của công chức phải bồi thường khi thi hành công vụ (Điều 839 Bộ

Chương II: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đại 287

’ Xenri thêm: Milan Kuhli: “Zur Veríassung von W eim ar - eine Einíuehrung", in; Jurstische Ausbildung (JURA) 2009, s. 321-329

luật Dàn sự 1900). Quy định này sau này được kế thừa và phát triên ở Điều 34 Luật Cơ bản.

Luật Cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) và nước Đức thống nhất sau này đã kế thừa nhiều nội dung tiến bộ từ Hiến pháp cộng hòa Weimar, cũng như Hiến pháp nhà thờ thánh Paul nếu nhìn trong một chiều dài lịch sử lập hiến ở Đức.

v ề hoàn cảnh ra đời, Luật Cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức: Vào năm 1947, sau khi hội nghị ngoại trưởng của bốn nước đồng minh thắng trận Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô ớ Mátxcơva và ở Luân Đôn không đi đến thống nhất về tương lai của nước Đức, ba nước Mỹ, Anh và Pháp đã tìm cách đưa ra sự thống nhất chung mà không cần đến sự nhất trí của Liên Xô'.

Cụ thể ngày 01-7-1948, các chính quyền quân sự ở Tây Đức gồm Mỹ, Anh và Pháp đã ký các thỏa thuận chung tại Frankfurt. Nội dung chính của các thỏa thuận này liên quan đến vấn đề lập hiến. Trước tình trạng tiến thoái lưỡng nan, mọi quyết định không thận trọng có thổ dẫn đến mối nguy hại về việc chia cắt nước Đức, các nước này đã thong nhất ba vấn đề chính trong thỏa thuận chung Frankfurt về lập hiến;

Thứ nhấí, không tổ chức tổng tuyến cử bầu hội đồng lập hiến mà hội đồng này chỉ bao gồm đại biếu do hạ viện các bang trực tiếp bầu ra.

Thứ hai, lấy tên là Luật Cơ bản thay vì Hiến pháp.

Thứ ba, sau khi hội đồng lập hiến thông qua Luật Cơ bản sẽ không tổ chức tm ng cầu dân ý mà chính quyền quân sự trung ương và Hạ viện của bang sẽ quyết định việc chuẩn thuận Hiến pháp.

Tháng 8-1948, một ủy han soạn thào hiển pháp bao gồm các chuyên gia luật học hàng đầu về lĩnh vực luật công lúc dó đã được các thống đốc bang triệu tập ở Bayern đế bàn thảo xây dựng hiến pháp. Xây dựng lại đất nước trong đống hoang tàn đổ nát, ngưòi Đức đã nhanh chóng tiếp nối tinh thần hiến pháp ấy trong việc xây dựng Luật Cơ bản

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)