III. LỊCH SỬ LẬP HIÉN VÀ sự RA ĐỜI NHÀ Nước CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨ C
292 Phần III: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI CẬN VÀ HIỆN ĐẠ
Xem thêm: Nguyễn Minh Tuấn: “Chuyện bảo vệ nhân phẩm ở Đức“ , Tuần Việt Nam,
về sức mạnh thi hành, Điều 19 khoản 4 Luật Cơ bản quy định “Nếu bất cứ ai bị các cơ quan công quyền xâm hại các quyền cơ bản đã được nêu trong Luật Cơ bản, đều có quyền khởi kiện trực tiếp” . Sức mạnh thi hành của Luật Cơ bản chỉ thực sự đi vào cuộc sống sau khi Luật Tòa án Hiến pháp (Bundesverfassungsgerichtgesetz - BVeríGG) năm 1951 và quy định bổ sung chế định khiếu kiện Hiến pháp của công dân tại Điều 93 khoản 1 số 4a Luật Cơ bản năm 1969 có hiệu lực. Từ đó đến nay, từng quyền cơ bản của công dân được bảo vệ, được giải thích và làm sáng tỏ trong các phán quyết có hiệu lực pháp luật của Tòa án Hiến pháp liên bang.
- Thành công thứ ba là, Luật Cơ bản đã xây dựng nền tảng của một nhà nước pháp quyền hiện đại, mô hình tòa án hiến pháp liên bang và chính thể đại nghị bền vững. Đây là những nét đặc trưng điển hình trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước trong Luật Cơ bản.
Luật Cơ bản tiếp tục kế thừa và phát triển việc phân chia quyền lực đã có từ Hiến pháp của Cộng hòa Weimar. Những yếu tố về hình thức và nội dung của nhà nước pháp quyền hiện đại' đều được thể hiện rõ nét, đầy đủ trong Luật Cơ bản và các phán quyết có hiệu lực pháp luật của tòa án hiến pháp liên bang.
Tỏa án hiến pháp liên bang là một thiết chế có chức năng bảo vệ Hiến pháp và bảo vệ nền dân chủ ở Đức. Thiết chế này được đánh giá là một trong những mẫu hình bảo hiến thành công nhất trên thế giới hiện nay. Thẩm quyền của Tòa án này được quy định cụ thể ở nhiều điều khác nhau trong Luật Cơ bản như Điều 93, Điều 100, khoản 2 Điều 21, khoản 2 Điều 41, Điều 61, khoản 1 sổ 4b Điều 93. Trong những quy định này, thẩm quyền quan trọng nhất của Tòa án Hiến pháp gồm; quyền tuyên bố một đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với Luật Cơ bản (khoản 1 Điều 100); quyền giải thích hiến pháp (khoản 1 số 2 Điều 93), quyền giải quyết xung đột thẩm quyền giữa các
Chương II: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bàn thời hiện đại 293
ở Cộng hòa Liên bang Đức, những yêu cầu về hình thức của nhà nước pháp quyền gồm: phân chia quyền lực, bảo đảm tính tối cao cùa hiến pháp và các đạo luật, bảo đảm tư pháp độc lập và các bảo đảm thủ tục tố tụng, quyền tố tụng hiến pháp. Những yêu cầu về nội dung của nhà nước pháp quyền gồm: tính chất an toàn pháp lý, tính chất chống độc quyền và tính hiệu lực trực tiếp các quyền cơ bản.