Phần III; NHÀ Nước VÀ PHÁP LUÂT THỜI CÂN VÀ HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 98 - 99)

II. NHỮNG THAYĐỔI cơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ở MỘT số Nước

270 Phần III; NHÀ Nước VÀ PHÁP LUÂT THỜI CÂN VÀ HIỆN ĐẠ

Nhìn tống thế pháp luật trong cả hai thời kỳ cận và hiện đại có nhiều đicm tiến bộ so với pháp luật thời cồ đại và trung đại.

Pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đại đã ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân của các cá nhân. Khái niệm “công dân” lần đầu tiên được những nhà nước này đưa vào trong đạo Luật Cơ bản của mình, điều đó cũng phàn nào thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật. Trên cơ sở đó, cũng là lần đầu tiên hiến pháp xác lập chế định “quyền con người, quyền công dân”, gồm các quy phạm hiến pháp quy định các quyền cơ bản của công dân trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và trách nhiệm cúa nhà nước trong việc báo vệ, báo đảm đối với các quyền đó.

Pháp luật của những nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đại cũng bảo vệ tự do hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình,... và chế định “hợp đồng” đã trở thành một trong những chế định cơ bản của pháp luật tư sản.

So với pháp luật hỉnh sự thời cổ đại và trung đại, pháp luật thời hiện đại không còn chế độ chịu trách nhiệm tập thể (thay vào đó là cơ chế cá thổ hoá trách nhiệm hình sự), không còn hình thức chịu tội thay, không còn hinh thức chuộc tội bằng tiền, không còn hinh thức trả nợ máu, không còn những tội phạm về tôn giáo, về hình phạt, pháp luật thời hiện đại của những quốc gia này đã hạn chế, loại bỏ rất nhiều những hình phạt dã man của pháp luật thời cổ đại và tmng đại.

Pháp luật Ảu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đại hướng đến việc bảo vệ công lý của Tòa án. Tòa án ngày nay có vai trò đặc biệt quan trọng, không còn thụ động áp dụng pháp luật mà còn chủ động trong việc giải thích pháp luật, được coi là van an toàn cuối cùng để đảm bào công lý được thực thi, là nơi mà người dân tin vào công lý. Người ta nói ràng sự phát triổn của luật pháp có thể phụ thuộc vào việc thẩm phán là “một nhà làm luật chủ động hay bị động”(active or passive law-maker) thông qua quyền giải thích pháp luật và tạo ra án lệ.

Việc “thẩm phán chủ động làm luật” có thể ví dụ như vụ án năm 1991 ở Anh khi Thượng viện cho rằng, tồn tại một tội đó là tội hiếp dâm trong quan hệ vợ chồng. Với phán quyết /? V /? [ 19 91 ] 3 WLR 767

Thượng viện đã xử tội một người vì đã hiếp dâm vợ của anh ta. Tại thời điổm thực hiện hành vi hai vợ chồng này đã sống ly thân mặc dù chưa có bất cứ phán quyết pháp lý ly hôn nào. Phán quyết nêu rõ; Trong xã hội hiện đại kể cả quan hệ hôn nhân, các bên đều bình đấng và không còn người phụ nữ nào phải là công cụ của người chồng. Chồng có thể phạm tội hiếp dâm vợ nếu người vợ không đồng ý. Có quan điểm cho rằng việc làm này của Tòa án đã làm thay nhiệm vụ mà nhẽ ra là của Nghị viện.'

“Thẩm phán làm luật bị động” được mô tả trong phán quyết Cv DPP năm 1995 của Anh khi Thượng viện từ chối thay đổi giả định thông luật về trách nhiệm hình sự của trẻ nhỏ dưới tuổi 14. Điều 3 Luật Hình sự 1998 quy định rằng, trẻ nhỏ trong độ tuổi 10 đến 14 không có khả năng phạm tội nặng (an oíĩence). Đạo luật này có hiệu lực từ ngày 01/12/1998. Phán quyết nêu rõ một đứa trẻ không thể nào có lồi trong một vụ việc hinh sự nặng trừ khi ở thời điểm phạm tội đứa trẻ đó biết rõ hành vi của mình là sai nghiêm trọng để phân biệt với một hành động chỉ là sự tinh nghịch. Nếu không chứng minh được điều đó thì không thể kết tội một cậu bé dưới 14 tuổi. Đây thực chất là cách làm luật bị động của Thẩm phán.^

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)