Chế định luật tố tụng

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 109 - 110)

II. NHỮNG THAYĐỔI cơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ở MỘT số Nước

5. Chế định luật tố tụng

Trong thời kỳ phát xít, nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền bình đẳng trước pháp luật đã bị bãi bỏ. Hiện nay, hầu hết các nước tư bản, những nguyên tắc và chế định dân chủ tư sản của tố tụng dần được phục hồi, trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội. Suy đoán vô tội hay giả định vô tội là mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Tại các phiên tòa hình sự, các bàng chứng cáo buộc mà bên công tố hoặc viện kiểm sát đưa ra phải đủ khả năng thuyết phục hội đồng xét xử về tính chân thực. Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh minh vô tội. Việc tìm bằng chứng đủ khả năng thuyết phục thuộc về bên công tố.

Đa phần các nước tư sản thời hiện đại áp dụng mô hình tố tụng tranh tụng (adversarial system). Thẩm phán chỉ đóng vai trò “trọng tài không thiên vị” để hai bên công tố và luật sư biện hộ đưa ra luận điểm, chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật. Căn cứ vào đó, hội đồng xét xử sẽ quyết định chấp thuận hay bác các lập luận của mồi bên. Tuy nhiên

Xem thêm: Nguyễn Minh Tuán, “Quyền sống: những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ”, Tạp chí

cũng có nhiều nước theo hệ thống tố tụng thẩm vấn (hay tố tụng thẩm tra) (Tiếng Anh: inquisitional system). Quy trình tố tụng này thường phụ thuộc phần lớn vào kết quả của cơ quan điều tra.

Luật tố tụng hình sự của nhiều quốc gia đã được ban hành, quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, tmy tố, xét xử và thi hành án hình sự, trong đó nêu rõ những nguyên tắc của tố tụng mà những thời kỳ trước đó không có được như: không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội; bảo đảm quyền bào chừa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại...

Tóm lại, có thể thấy do sự áp dụng thành công nhiều thành tựu của khoa học, kỳ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống, cho nên xã hội tư bản chủ nghĩa biến đổi nhanh chóng, đời sổng vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể. Nhu cầu và đòi hỏi chính đáng về mọi mặt của con người không ngừng tăng lên mà nhà nước phải đáp ứng, đặc biệt là nhu cầu, đòi hỏi được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch và môi trưÒTig xã hội lành mạnh, có việc làm và bảo đảm các điều kiện làm việc, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một cách công bằng, học tập để nâng cao trình độ, vui chơi và giải trí,... Trên trường quốc tế, hoà bình, hợp tác hữu nghị, dân chủ, tiến bộ vẫn luôn luôn là xu thế áp đảo và thắng thế trước những xu hướng không lành mạnh; cuộc đấu tranh vì quyền con người đã và đang giành được nhiều thành tựu mới. Trong bối cảnh như vậy, nhà nước tư sản đã điều chỉnh các chính sách đổi nội, đối ngoại và luật pháp của minh cho thích ứng với tình hình mới, do đó, pháp luật tư sản cũng đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỳ thuật, công nghệ, giáo dục, y tế và giải quyêt nhiều vấn đề xã hội cấp bách kliác vừa có ý nghĩa quốc gia, vừa mang tính quốc tế như chống thất nghiệp, xoá đói nghèo, chống bệnh tật, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, bảo vệ môi trường thiên nhiên, v.v.

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)