Phần III: NHÀ Nước VÀ PHÁP LUÂT THỜI CÂN VÀ HIỆN OẠ

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 60 - 62)

V. PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC Âu MỸ VÀ NHẠT BẢN THỜI CẬN ĐẠ

232 Phần III: NHÀ Nước VÀ PHÁP LUÂT THỜI CÂN VÀ HIỆN OẠ

Đe khắc phục điều này, văn phòng đại pháp quan (Chancellors) mà sau này là Tòa đại pháp đã tìm ra giải pháp đó chính là eqiiity. Các đại pháp quan đã quyết định vụ việc theo những gì họ cho là thích hợp dựa trên lẽ phải, lẽ công bàng. Equity để chì những gì chinh đáng, đúng đắn, đủng lương tâm. Nỏ ra đời để bỗ sung cho n h ữ n g khiếm khuyết của Common law chứ không thay thế Common law.

Tòa đại pháp mở đầu quá trình tố tụng bằng đơn thỉnh cầu. Người thỉnh cầu phải nêu rõ lí do khiếu nại và khẩn cầu sự trợ giúp. Sau đó nếu thấy có căn cứ, Đại pháp quan sẽ phát hành trát triệu tập yêu cầu bên bị đơn có mặt tại Tòa. Khi xét xử, Đại pháp quan tiến hành thẩm vấn, căn cứ vào tình hình thực tế để ra phán quyết.

Các câu châm ngôn của Equity (Maxims) thực chất không phải là những qui tắc ràng buộc mà chỉ là những định hướng (guidelines). Một Đại pháp quan cần phải luôn chú ý đến những câu châm ngôn này khi xem xét, giải quyết các vụ việc. Chẳng hạn như câu châm ngôn Hc who seeks equity must do equity: Một người được hưởng giải pháp của Equity khi chính anh đã hành động một cách thiện chí với bên kia; hay câu châm ngôn “He who comes to equity must come with clean hands”: Người (Bôn nguyên) muốn được giải quyết bàng Equity bản thân anh ta phải là người trong sạch, không có lồi.

Đóng góp to lớn của Equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định ủy thác. Xuất phát từ thực tế ở Anh lúc bấy giờ có rất nhiồu các cuộc thập tự chinh do các tín đồ Cơ Đốc giáo tổ chức nên người chủ đất (người ủy thác) tìm người thay mình quản lý và sử dụng đất (người được ủy thác). Khi người đó trở vồ phần đất sõ được trả lại. Nhiều trường hợp người được ủy thác đã không trả lại đất cho người ủy thác. Trước những vụ việc này Đại pháp quan cho rằng, việc người được ủy thác phủ nhận quyền đòi lại đất của người ủy thác là bất công, trái với giáo lí và lương tâm và rằng người được ủy thác chỉ giữ mảnh đất đó vì lợi ích của người ủy thác và sẽ phải trả lại cho người ủy thác khi có yêu cầu. Vi vậy, Đại pháp quan thường ra phán quyết cưỡng chế thi hành những điều kiện theo đó hợp đồng ủy thác được thiết lập để buộc bên được ủy thác thực hiện những cam kết của mình.

Ngày nay bên cạnh án lệ với tư cách là một loại nguồn pháp luật đặc thù của hệ thống Common Law, luật thành văn và các loại qui tắc khác cũng được coi là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật này., Khi xét xử những nước theo hệ thống pháp luật Common Law thường căn cứ vào hai câu hỏi lớn, đó là câu hỏi sự thật khách quan (question o f fact) và câu hỏi về luật - theo nghĩa rộng (Question o f law). Trong bất cứ vụ việc nào, ngày nay khi xét xử các thẩm phán của Common Law vẫn dựa cả vào án lệ, luật viết và những căn cứ thực tế để xét xử.

1.2. Những điểm khác biệt giữa Common law và Civil law

Những đặc điểm khác nhau cơ bản của hai hệ thống này được thể hiện rõ nét nhất ở 5 tiêu chí chính: nguồn gốc của luật; tính chất pháp điển hóa; thủ tục tố tụng; vai trò của thẩm phán và luật sư; vấn đề phân chia quyền lực.

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)