Phần III; NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THỜI CẬN VÁ HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 70 - 72)

- về vấn đề phân chia quyền ỉực:

242 Phần III; NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THỜI CẬN VÁ HIỆN ĐẠ

2.2A. C hế định hôn nhân và gia đình

Theo Luật dân sự tư sản thì hôn nhân là một loại hợp đồng dân sự

quan hệ tài sản quyét định quan hệ hôn nhân và gia đình.

Đi ều kiện kết hôn theo Luật dân sự thời kỳ này đều phải thỏa mãn điều kiện tự nguyện và những người kết hôn phải có đầy đủ năng lực pháp lý, phải đạt độ tuổi theo quy định của luật, không mắc bệnh tâm sinh lý.

v ề hình thức kết hôn thời kỳ này phổ biến có ba hình thức kết hôn bao gồm kết hôn dân sự (do chính quyền thừa nhận, ví dụ: Pháp, Đức); kết hôn tôn giáo (chỉ kết hôn theo thủ tục tôn giáo mới có hiệu lực. Ví dụ: Tây Ban Nha, Hy Lạp,...); hoặc kết hợp cả hai (chủ yếu là hệ thống pháp luật Anh, Mỹ).

Nhiều quốc gia còn có quy định cấm ly hôn, do ảnh hưởng lớn của Thiên Chúa giáo. Hoặc Bộ luật Napoleon quy định cho phép người chồng ]y dị vợ khi chứng minh được rằng người vợ không còn xứng đáng; còn người vợ chỉ được ly dị chồng khi nào chứng minh được rằng chồng mình ngoại tình.

Người chồng là người đứng đầu trong gia đình có quyền bảo hộ người vợ, người vợ phải phục tùng chồng, phải sống nơi chồng lựa chọn, người vợ không có quyền tham gia hợp đồng dân sự, không có quyền đệ đơn trước toà (Luật Dân sự Napoleon).

Trong luật dân sự một số nước còn cho phép người chồng được quản lý và sử dụng tài sản riêng của người vợ. Quy định này đến đầu thế kỷ XX đã có sự thay đổi.

- Chế định thừa kế: là một chế định quan trọng, góp phần bảo lưu tài sản.

Có hai hình thức thừa ké:

Thừa kế theo di chúc: Những di chúc mà do người để lại di sản lập một cách hợp pháp thì được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Thừa kế theo pháp luật: Luật nêu lên 2 nguyên tắc là bảo đảm quyền lợi họp pháp của các thành viên trong gia đình và đề cao khả

năng tự định đoạt của người để lại di sản, cho phép họ có quyền để lại di sản với cả những chủ thể không phải là thành viên trong gia đình.

Hai hệ thống pháp luật Civil law và Common law cũng có sự khác biệt về vấn đề thừa kế. Pháp luật lục địa; Tài sản thừa kế được chuyển giao trực tiếp cho người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật, tức không qua bất kỳ khâu trung gian nào.

Pháp luật Anh - Mỹ: Tài sản thừa kế được chuyến giao bằng con đường gián tiếp, cụ thể là qua một người trung gian (là người của toà án hoặc do người có tài sản thừa kế lựa chọn), người trung gian này làm các thủ tục pháp lý sau đó chuyển tài sản cho người được hường tài sản thừa kế. Quy định này cũng có ưu điểm là góp phần hạn chế việc tranh chấp phát sinh trong việc hưởng thừa kế.

2.3. Luật lao động

Luật lao động ra đời gắn với cuộc cách mạng công nghiệp như là quan hệ giữa chủ và thợ thay đổi từ mô hình sản xuất nhỏ sang mô hình sản xuất lớn. Những người công nhân đã tìm kiếm những điều kiện tốt hơn và có quyền gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn

Pháp luật các nước cũng quan tâm đến vấn đề đảm bảo nguyên tắc 8 giờ làm việc một ngày. Trong thời kỳ cận đại người công nhân phải làm việc từ 11 đến 14 giờ. Với phong trào đấu tranh của công nhân, Anh auốc là nước đầu tiên vào năm 1833 có quy định vồ thời gian làm việc tối đa một ngày là 8 tiếng.

Năm 1883, ở Đức đã thông qua Luật Bảo hiểm sức khỏe, người lao động phải trả 2/3 và người chủ sử dụng lao động trả 1/3 phí bảo hiểm. Sau đó ở Đức cũng có nhiều quy định khác liên quan đến quy định cấm lao động là phụ nữ hoặc trẻ em. Năm 1841, ở Pháp đã thông qua Luật Lao động, nhưng đến nền Cộng hòa thứ ba Luật Lao động mới có hiệu lực, hợp pháp hóa vị thế của tổ chức công đoàn, tiếp đó là những quy định như 12 ngày nghỉ phép năm cho công nhân và quy định giới hạn tuần làm việc 40 giờ.

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)