III. LỊCH SỬ LẬP HIÉN VÀ sự RA ĐỜI NHÀ Nước CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨ C
2. Thành công của Luật Co’ bản Cộng hòa Liên bang Đức
Luật C ơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức đến nay đã trải qua lịch sử hơn 60 năm (1949-2010). Trong Hội nghị khoa học 60 năm Hiến pháp của Đức được tổ chức năm 2009, các nhà khoa học luật hiến pháp đã chỉ ra ba thành công chính của Luật Cơ bản^ như sau:
- Thành công thứ nhất, những giá trị của “Tinh thần Hiến pháp dàn chủ” có từ trong lịch sừ ở Đức đã được kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và thể hiện trong Luật Cơ bản Đức.
Luật C ơ bản của Đức không phải xuất phát từ hư vô, từ con số không, mà là sự tiếp nổi những giá trị của Hiến pháp trong suốt một chiều dài lịch sử lập hiến của nước Đức. Hiện nay trong Luật Cơ bản có hẳn một chương riêng, viện dẫn trực tiếp các điều khoản của hiến pháp Weimar, với 31 điều (từ Điều 116 đến Điều 146 Luật Cơ bản). Chính điều này làm cho một phần của Hiến pháp Weimar như được sống lại và tiếp tục phát huy những giá trị của nó trong Luật Cơ bản 1949.
Chướng II: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bàn thời hiện đại 291
' Xem thêm: Robbers in NJW 1989, 1325-1332; Ch. Groepl, Staatsrecht I, Rn. 719 f. ^ Xem: H. Vorlaender; “Die Deutschen und ihre Veríassung", s. 33 - 40 in: 60 Jahre
Grundgesetz: Aus Politik und Zeitgeschichte, BPB, Nr. 18 - 19/2009, 27-4-2009; K. Niclau#: “Die Bundesregierung im Verfassungssystem“, s.33-40 in 60 Jahre Grundgesetz: Aus Politik und Zeitgeschichte, BPB, Nr. 18 - 19/2009, 27/4/2009.
- Thành công thứ hai là, chế độ dân chủ ở Đức đã được vĩnh viễn hóa, một hệ thống các quyền cơ bản của công dân có chất lượng và có sức mạnh thi hành đã được thể hiện đầy đủ trong Luật Cơ bản.
Điều 79 khoản 3 Luật Cơ bản đã vĩnh viễn hóa nền tảng của chế độ dân chủ. Điều luật này chỉ rõ các quy định về nhân quyền tại Điều 1 và các nguyên tắc nhà nước cộng hòa dân chủ pháp quyền liên bang tại Điều 20 là không thể thay đổi.' Hay nói cách khác, Điều khoản này đã vĩnh viễn hóa những đặc trưng nền tảng về dân chủ, pháp quyền của nhà nước Đức, vĩnh viễn hóa một chân lý: Phẩm giá của con người là giá trị cao nhất và không thể bị xâm phạm.
về chất lượng, các nhà lập hiến khi xây dựng Luật Cơ bản đã thừa nhận một hệ thống các giá trị khách quan về quyền con người như: Quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm thân thể (Điều 2), quyền tụ- do tôn giáo, tín ngưỡng (Điều 4), quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do về khoa học và nghệ thuật (Điều 5), quyền tự do biểu tình (Điều 8), quyền tự do lập hội, cấm các biện pháp hạn chế đình công (Điều 9), quyền tư hữu (Điều 14) còn có chức năng là các quyền tự vệ của cá nhân đổi với nhà nước.
Luật Cơ bản Đức 1949 đã có sự tách biệt rõ đâu là quyền (Rechte)
và đâu là nghĩa vụ (PýHchte) cơ hàn của công dán (Điều 1-Ỉ9), điều này hoàn toàn khác với Hiến pháp của Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) 1949,
1968 không có sự tách rời giữa quyền và nghĩa vụ của công dán (giống với Câu 1 Điều 51 Hiến pháp Việt Natn năm 1992). Có nghĩa là theo Luật Cơ bản 1949 thì đổi với một vấn đề, công dãn chi có quyền hoặc nghĩa vụ, chứ không phải quyền đồng thời là nghĩa vụ, chẳng hạn như quyền bầu cử (Điều 38 Luật Cơ bản) là một quyền tự do, chứ không phải vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ giống ở DDR trước đây hay ở Việt Nam hiện nay. ư u điểm rất rõ quy định này là bất cứ ai khi đọc Luật Cơ bản cũng có thê hìêu được điềii gì được phép làm (quyển) và những gì hắt buộc phải làm (nghĩa vụ).