V. PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC Âu MỸ VÀ NHẠT BẢN THỜI CẬN ĐẠ
230 Phán III: NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THỜI CẢN VÀ HIỆN ĐẠ
Học thuyết về án lệ (Stare decisis) dựa trên những vụ án tương tự đã giải quyết trước đó. Tòa án chịu sự ràng buộc bời những phán quyết của các Tòa án cấp trên. Tòa án tuân thủ nghiêm ngặt những phán quyết đã tuyên trước đó.
Án lệ gốc (Original precedent) và án lệ được tuyên bố (declaratory precedent) là khác nhau. Khi mà không có những qui tắc trước đó thì Tòa án phải quyét định, và vì thế một phán quyết trong một vụ việc mà chưa hề xuất hiện trong luật là án lệ gốc (original precedent). Thông thường khi phải đối mặt với tình huống có phải hình thành nên một án lệ gốc, Tòa án buộc phải lập luận dựa trên nguyên tắc phân tích tương đồng (analogy). Các vụ án mà gần nhất với vụ việc đang giải quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét. Những phán quyết như vậy được coi như là một án lệ được tuyên bố (declaratory precedent). Những người ủng hộ lý thuyết này tin rằng các thẩm phán không tạo ra luật mới, họ đơn thuần chỉ tuyên bố những gì là luật.
Cũng cần phân biệt án lệ ràng buộc (Binding Precedent) và án lệ thuyết phục (Pesuasive Precedent). về nguyên tắc, chỉ có phán quyết tương tự đã có hiệu lực mới có giá trị ràng buộc. Một phán quyết trong quá khứ chỉ ràng buộc khi: (1) Luận điểm pháp lý liên quan là tương tự như luận điểm pháp lý trong vụ việc đang được quyết định; (2) Tình tiết thực tế của vụ án hiện tại đủ tương tự như vụ án trước đó; (3) Phán quyết trước đó do Tòa án cao hơn Tòa hiện tại quyết theo trật tự thứ bậc ngạch Tư pháp, hoặc bởi Tòa án ở cùng cấp độ tương đương nhưng đã căn cứ vào Tòa án cấp cao hoTi để ra phán quyết trước đó và (4) vấn đề pháp lý mấu chốt đã được tranh luận trong vụ việc đó. Trái lại, một án lệ thuyết phục (Persuasive precedent) lại đến từ rất nhiều nguồn khác nhau. Thông thường án lệ thuyết phục là án lệ mà tòa án sẽ xem xét và có thể bị thuyết phục. Tòa án cho rằng phán quyết như vậy là có lý, nhưng Tòa án không có nghĩa vụ phải tuân theo phán quyết này. Các phán quyết bởi Tòa án ngoài hệ thống pháp luật Anh cũng có thể có hiệu lực thuyết phục, mang tính chất tham khảo khi Tòa án Anh quyết định, ví dụ như những phán quyết của Tòa án châu Âu về quyền con người; Tòa án của các quốc gia khác trong khối thịnh vượng chung hoặc những nước chung hệ thống thông luật.
Theo truyền thống ở Anh còn có Tập hợp án ìệ (Law reports) đây là loạt sách chứa đựng những phán quyết tư pháp tập hợp các vụ việc được quyết định bởi Tòa án. Khi một ý kiến tư pháp cụ thể nào đó được trích dẫn, thì nó sẽ được tập hợp và in lại. Bản tập hợp án lệ sớm nhất ở Anh là cuốn sách Law Reporí tập hợp các án lệ từ năm 1282 đến năm 1537. Từ năm 1537 trở đi thi có rất nhiều bản tập hợp án lệ được công bố. Mãi đến năm 1863 mới có bản Tập hợp án lộ chính thức duy nhất do Hội đồng tập họp án lệ (IncoqDorated Council of Law Reporting) biên soạn. Ngày nay những phán quyết của Tòa Tối cao (Supreme Court) và Thượng viện (House of Lords) và một vài phán quyết của Tòa phúc thẩm đã được công bố trên trang mạng chính thức của tổ chức đó. Trước khi sử dụng Internet rộng rãi như ngày nay khoảng 70% phán quyết của Thượng viện được công bố và gần một phần tư các phán quyết của Tòa phúc thẩm được công bố. Các vụ án không được công bố chỉ được trích dẫn trước Tòa khi có sự đồng ý của Tòa án.
Common law và Equity law
Từ thế kỷ XV, thủ tục tố tụng bị chi phối mạnh mẽ bởi hệ thống trát (Writ), thủ tục tố tỊing thường được coi trọng hơn cả quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện. Thực tế nếu đơn kiện không rơi vào một trong những vụ việc đã có trát đang hiện hữu thì bên nguyên đơn sẽ mất quyền khởi kiện; hoặc nếu bên nguyên có được trát nhưng trát đó nếu không phù hợp với bản chất vụ việc thi Tòa án cũng sẽ bác đơn của bên nguyên. Đây là một bất cập rất lớn làm cho bên nguyên rất nhiều lần bị bác đơn, bị thua kiện chỉ vì lý do kĩ thuật.
Trát được sử dụng như một loại giấy thông hành do vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa Tòa án Hoàng gia, tiếp cận với công lí nhàm giải quyết những oan khuất của mình. Mồi loại khiếu kiện sẽ có một loại trát tưong ứng, vì vậy, tùy thuộc vào bản chất của việc khiếu kiện mà bên nguyên cần giành được loại trát phù hợp mới hi vọng đơn khiếu kiện của mình được Tòa án Hoàng gia thụ lí và giải quyết. Neu đơn khiếu kiện không rơi vào một trong những vụ việc đã có trát lưu hành, bên nguyên sẽ mất quyền khởi kiện, hoặc nếu bên nguyên giành được trát nhưng trát đó không phù họp với bản chất của vụ kiện, bên nguyên cũng bị tòa bác đơn.