Phân III: NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THỜI CÂN VÀ HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 66 - 68)

- về vấn đề phân chia quyền ỉực:

238 Phân III: NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THỜI CÂN VÀ HIỆN ĐẠ

’ Ví dụ cách mạng tư sản Anh không triệt để, nên pháp luật Anh khác với pháp luật Pháp, Đức. Ngoài ra ta cũng thấy, nhà nước tư sản Mỹ cách xa châu Âu nên không chịu ảnh hường của cách mạng tư sản ở châu Âu, nên pháp luật cùa Mỹ cũng khác với pháp luật châu Âu nói chung.

Nhiều người thường mắc sai lầm khi nói rằng ở các nước thuộc dòng họ pháp luật châu Âu lục địa “chỉ tồn tại luật thành văn, mà không tồn tại án lệ” . Cách hiểu này chưa hoàn toàn đúng.

Chẳng hạn, ngày nay cách hiểu về nguồn luật nói chung và án lệ ở Đức đã có rất nhiều thay đổi. ở Đức vẫn tồn tại án lệ. Điều 132 Khoản 4 Luật về Tòa án (GVG) quy định Tòa án tối cao liên bang có thể xây dựng án lệ (Richteưecht) thông qua tổng kết các vụ án để hướng dẫn công tác xét xử đối với Tòa cấp dưới. Các thẩm phán khi tuyên án chịu sự ràng buộc bởi các phán quyết của Tòa án hiến pháp liên bang (Điều 31 Luật Tòa án Hiến pháp Liên bang), các nghị quyết hướng dẫn công tác xét xử theo Điều 17a khoản 2 Câu 3 Luật về Tòa án (GVG). Tòa án Đức cũng được phép áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng tương tự quy phạm pháp luật với điều kiện không trái với các nguyên tắc chung, không trái với giá trị đạo đức tốt đẹp (Điều 138, 242 Bộ luật Dân sự Đức). Bộ luật Dân sự Đức đã dự liệu ở Điều 242, cho phép thẩm phán có thể căn cứ vào nguyên tắc ngay tình để “sáng tạo pháp luật“.

Một vụ án khá nổi tiếng minh chứng cho điều này là vụ án liên quan đến thuốc chứa hàm lượng độc tố gây chết gia cầm - Huehnerpestfall (BGHZ 51, 91 ff. = BGH NJW 1969, 269). Nội dung như sau: Một người nông dân kiện một công ty sản xuất vắc - xin với cáo buộc rằng công ty này đã sản xuất vắcxin với liều lượng độc tố cao khiến sau khi sử dụng, gia cầm của người nông dân này đã bị chết hàng loạt. Đúng ra thì người khởi kiện phải chứng minh lỗi thuộc về công ty, thế nhưng điều này là rất khó, thậm chí không thể thực hiện được với trình độ, điều kiện của người nông dân. Thẩm phán xét xử cho rằng do Bộ luật Dân sự đã không quy định cụ thể về vấn đề này, nên dựa trên nguyên tắc ngay tình, đã yêu cầu công ty sản xuất vắc - xin phải chứng minh rằng công ty của mình không có lỗi.

Các lĩnh vực pháp luật khác cũng có những ttường họp tương tự, thẩm phán đã sáng tạo pháp luật, ví dụ như việc hợp pháp hóa các biện pháp đấu tranh đình công của người lao động (BVeríGE 50, 290 [353]), các biện pháp tổ chức bieu tình (BVerfG 104, 92 [104f.]) Các biện phap này trên thực tế luật không quy định, nhưng qua các phán quyết, thẩm phán đã làm sáng tỏ tính pháp lý, tính có căn cứ của những hình thức này.

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)