Vai trò của các đảng chính trị đối với một số nhà nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đạ

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 93 - 97)

I. ĐẶC ĐIÉM VÀ NHỮNG THAYĐỔI cơ BẢN CÚA MỘT số NHÀ Nước ÂU MỸ VÀ NHẬT BẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA Tư BẢN HIỆN ĐẠ

3. Vai trò của các đảng chính trị đối với một số nhà nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đạ

và Nhật Bản thời hiện đại

Trong đời sống chính trị trên thế giới hiện nay, các đảng chính trị' có vai trò hết sức quan trọng. Việc tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan, khoa học về vị trí, vai trò cũng như xu hướng vận động của các đảng phái chính trị trên thế giới hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học pháp lý và các khoa học xã hội khác. Trên thực tế, đảng phái chính trị của nhiều nước dân chú hiện nay là những tổ chức của nhân dân, ra đời có mục đích thực hiện chức năng liên kết giữa nhà nước và xã hội, nhằm hiện thực hóa lợi ích của nhân dânl Mục đích quan trọng nhất của các đảng chính trị ở nhiều nước trên thế giới hiện nay là cùng góp phần hoạch định các chính sách phát triển đất nước, những chính sách đó phản ánh những ý nguyện cũng như những lợi ích đa dạng của nhân d â n \

“Đảng cầm quyền” v à “Chính phủ liên họp”

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hiến pháp của nhiều nhà nước đã có những điều khoản riêng quy định về các đảng phái như khoản 1 Điều 21 Luật Cơ bản của Đức năm 1949'*, Điều 4 Hiến pháp của Cộng hòa Pháp năm 1958^ Điều 49 Hiến pháp của Italia năm 1947, khoản 2 Điều

Chương II: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đại 265

' Đảng Chinh trị (tiếng Anh; political party, tiếng Đức: politische Partei, tiếng Pháp: parti politique) là thuật ngữ bắt nguồn từ gốc tiếng Latinh là từ "pars", có nghĩa là “bộ phận". Xem: Koebler: Juristisches VVuerterhuch, Fuer studium und Ausbildung, 15. Áufl., Muenchen, 2012, s. 308.

^ Maurer, H.: Die Rechtsstellung der politischen Parteien, JuS 1991, s. 881. ^ Groepl: Staatsrecht I, 4. Aufl., 2012, Rn. 391 f.

" ở Cộng hòa Liên bang Đức, Điều 21 Luật Cơ bản Đức quy định: Các đảng phái cùng góp phần hoạch định chính sách chính trị của nhân dân [...]. Tòa án Hiến pháp liên bang có thẩm quyền phán quyết về sự vi hiến của Đảng. Các quy định khác có liên quan do Luật của liên bang quy định. Cụ thể hóa điều này, câu 1 khoản 1 Điều 2 Luật về các đảng phái chính trị ờ Đức làm rõ hơn địa vị pháp lý của các đảng: Các đảng là các tổ chức của nhân dân, tồn tại trong một thời gian dài, hoạt động ờ liên bang hoặc tiểu bang, là các tồ chức cùng tham gia hoạch định chính sách và theo đuổi mục đích, là đại diện cho nhân dân ờ Hạ viện Liên bang Đức hoặc Hạ viện của tiểu bang [...]. ^ Điều 4 Hiến pháp Cộng hòa Pháp quy định: Các đảng phái và các tổ chức chính trị

giành quyền lực qua kết quả bầu cừ. Các đảng phái và các tổ chức chính trị được tự do thành lập và hoạt động trên cơ sờ tôn trọng các nguyên tắc về chủ quyền quốc gia vả dân chủ. Các đảng phái và các tổ chức chính trị góp phần vào việc thực hiện nguyên tắc quy định tại khoản cuối, Điều 3 theo các điều kiện do pháp luật quy định.

10, khoán 1 Điều 51 Hiến pháp của Bồ Đào Nha ngày 02 - 4 - 1976, Điều 6 Hiến pháp của Tây Ban Nha ngày 29 - 12 - 1978, khoản 1 Điều 29 Hiến pháp của Cộng hòa Hy Lạp ngày 09 - 7 - 1975. Hiến pháp của các nước này đều thừa nhận nguyên tắc tự do thành lập, sự bình đảng của các đảng phái. Các đảng phái chính trị thường được thành lập hợp pháp, hoạt động có tổ chức, có chương trình hành động.

ở nhiều nước tư bản hiện nay có “Đảng cầm quyền”. Trong các cuộc bầu cử nghị viện ở các nước, “Đảng cầm quyền” là đảng chiếm được đa số ghế trong nghị viện. Đảng này sẽ đứng ra thành lập chính phủ'. Các đảng chính trị ở các nước hiện nay đều cạnh tranh với nhau đê trở thành đảng cầm quyền. Ví dụ: Đảng cầm quyền của Pháp hiện nay là Đảng Xã hội, của Nhật Bản là Đảng Dân chủ Tự do (LDP).

Cũng có nhiều nước tư bản không có đảng cầm quyền vì không có đảng nào chiếm đa số ghế trong Nghị viện. Trong trường hợp này, họ thành lập Chính phủ liên hợp bao gồm đại diện của hai hay nhiều đảng mạnh tuỳ theo tương quan lực lượng của họ. Chăng hạn: Do không chiếm được đa số ghế trong Nghị viện^ Chính phủ Đức hiện nay (nhiệm kỳ từ năm 2009 đến nay) là một Chính phủ liên họp bao gồm đại diện của nhóm Đảng liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo, Đảng liên minh Xã hội Thiôn Chúa giáo (CDU/CSU) (chiếm 38,4% số phiếu bầu hạ viện) và Đàng Dân chủ Tự do (FDP) (chiếm 15% số phiếu bầu Hạ viện).^ Hoặc Chính phủ Anh hiện nay là Chính phủ liên hợp của Đảng Bảo thủ (36,1% phiếu bầu) và Đảng Dân chủ Tự do (23% phiếu bầu)^

Các đảng chính trị: Những tổ chức của nhân dân

Ai sẽ giám sát hoạt động và quyết định sự tồn tại của các đảng chính trị? Chính là: Nhản dân. Sự cạnh tranh công khai giữa các đàng phái ở nhiều nước dân chủ hiện nay là sự cạnh tranh lành mạnh, ở đó

26Ó Phẳn III; NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI CÂN VÀ HIỆN ĐẠI

' Xem: Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên): Luật hiến pháp của các nước tư bản, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.105.

^ Nghị viện của Đức hiện nay có 5 nhóm đảng phái bao gồm: nhóm Đảng liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) và Đảng liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo (CSU), Đảng Dân chủ xã hội (SPD), Đảng Dân chủ tự do (FDP), nhóm liên danh Liên minh 90/Đảng Xanh, Đảng cảnh tả (Die Linke).

^ Xem thông tin tại địa chỉ: http://www.bundestag.de/bundestag/plenum/sitzverteilung.html “ Xem thông tin tại địa chỉ; http://news.bbc.co.Uk/2/hi/uk_news/politics/8675705.stm .

Chương II; Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đại 267

n h â n d á nquyền lựa chọn, giám sát v iệc thực hiện chương trình vận động tranh cứ và quyết định sự tồn tại cùa một đảng nào đó. Một Đảng cụ thể có thể nhiệm kỳ này là “Đảng cầm quyền”, nhưng chưa chắc nhiệm kỳ sau cũng sẽ vẫn được dân tín nhiệm và bầu lại. Hoặc nhiều nước còn có những hình thức kỉ luật mạnh hơn, chẳng hạn nội các hay Chính phủ (do đảng chiếm đa số ghế cúa hạ viện lập nên) phải từ chức tập thế khi nghị viện bất tín nhiệm nội các (Ví dụ, ở Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bả n . . hoặc một đảng vi hiến có thể bị tòa án hiến pháp liên bang tuyên bố giải tán (Ví dụ, ở Cộng hòa Liên bang Đức). Đây chính là những chế tài đặt ra một phần nhằm đảm bảo sự minh bạch trong luật chơi chung bình đẳng giữa các đảng, một phần để ngăn chặn sự tồn tại của những đảng phái cực đoan và một phần cũng bảo đảm rằng chính sách của các đảng phải vì mục tiêu phục vụ nhân dân.

Đe cụ thế hóa sự cạnh tranh bình đăng, có trật tự giữa các đảng này, nhiều nước hiện nay đã có những đạo luật quy định về các đảng phái. Ví dụ: Luật các đảng phái chính trị của Cộng hòa Liên bang Đức.' Đạo luật này gồm có 8 chương, 41 điều, đề cập đến những nội dung chính như: định nghĩa, tiêu chuẩn của các đảng phái; vai trò, chức năng của đảng phái; điều kiện thành lập đảng mới; tài chính của đảng và chế tài giải tán đảng vi hiến bởi Tòa án hiến pháp liên bang.

Các đảng chính trị ở các nưóc trên thế giói hiện nay

Các đáng chính trị ở Mỹ

Mặc dù Hiến pháp của Mỹ không đề cập đến các đảng phái chính trị, tiiy vậy điều này không có nghĩa ràng những nhà lập hiến không nhận thức về tầm quan trọng của các đảng phái. Madison đã từng đề cập đến mối hiểm nguy của lập pháp nếu bị thống trị bởi các đảng phái, mà những đàng này chỉ quan tâm đến lợi ích của đảng mình mà bỏ qua lợi ích chung cùa xã hội^. Chính vì vậy Madison đã ủng hộ cơ chế phân quyền và thiết lập chế độ liên bang để hạn chế những hiểm nguy này\ Tại Nghị viện Mỹ

' Đạo luật này lần đầu tiên được Nghị viện Cộng hòa Liên bang Đức thông qua vào ngày 24 - 7 - 1967, có hiệu lực thi hành vào ngày 28 - 7 - 1967.

^ Xem The Pederalist Papers, số 10.

2Ó8 Phân III; NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT THỜI CẬN VÀ HIỆN ĐẠI

thứ 113 (nhiệm kỳ từ ngày 03 - 01 - 2013 đến ngày 03 -01 - 2015), Đảng Cộng hòa đã giành đa số ghế ở Hạ viện (53,7%, tương ứng với 232 trên tổng số 432 ghế), trong khi Đảng Dân chù lại chiếm đa số ở thượng viện (55%, tương ứng với 55 trên tổng số 100 ghế).

Các đáng chính trị ở Anh

ớ Anh, Đảng phái chính trị đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Theo truyền thống chính trị của nước này, Chính phủ được thành lập từ đảng chiếm đa sổ ghế trong Hạ viện, các đảng phái khác trớ thành đảng đối lập. Các đảng phái sẽ góp phần truyền tải tiếng nói của nhân dân vào

các chính sách của hành pháp và lập pháp có nhiệm vụ cụ thể hóa những chính sách của hành pháp'. Tại cuộc bầu cử ngày 06 - 5 - 2010, Đảng Bảo thủ đã giành chiến thắng với 36,1% phiếu bầu. Đảng Bảo thủ của David Cameron đã giành chiến thắng trước Đảng Lao động của người tiền nhiệm là Thủ tướng Gordon Brown (Đảng Lao động chỉ chiếm 29% số phiếu b ầ u )l

Các đảng chính trị ở Pháp

Điều 4 Hiến pháp Cộng hòa Pháp quy định: Các đảng phải và các tồ chức chính trị giành quyền lực qua kết qiià hầu cử. Các đảng phái và các tổ chức chỉnh trị đirợc tự do thành lập và hoạt động trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc ve chủ quyên quôc gia và dân chủ. Các đảng phái và các tổ chức chính trị góp phần vào việc thực hiện nguyên tắc quy định tại khoán cuối, Điều 3 theo các điểu kiện do pháp luật quy

định. Trong cuộc bầu cử vào Nghị viện tháng 6 - 2 0 1 2 vừa qua, Đảng Xã hội Pháp đã giành chiến thắng, chiếm 296 ghế trên tổng số 577 ghế trong Nghị v iện \ Trước đó, vào tháng 5 - 2 0 1 2 , trong lần bầu cử tồng thống thứ 10, Prancois Hollande, người của Đảng Xã hội, đã được nhân dân bầu làm Tổng thong của Pháp, với nhiệm kỳ 5 năm, thay thế người tiền nhiệm là Nicolas Sarkozy (thuộc Đảng UMP - Union pour un Mouvement Populaire).

' Barendt: An Introduction to Constitutional Law, New York, 1998, p. 148.

^ Xem thông tin tạ i địa chỉ: h ttp ://n e w s .b b c .c o .U k /2 /h i/u k _ n e w s /p o litic s /8 6 7 5 7 0 5 .s tm .

^ Xem thông tin tại địa chi: http://www.assemblee-nationale.fr/14/tribun/xml/effectifs_ groupes.asp.

Các đảng chính trị ở Nhật Bán

Nhật Bản hiện nay theo hệ thống chính trị có nhiều đảng phái, chẳng hạn như các đảng: Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Dân chủ (DPJ), Đảng Xã hội dân chủ (SDP, tiền thân là Đảng Xã hội Nhật Bản [JSP]), Đảng Komei (NKP), Đảng Cộng sản (JCP)... Theo Điều 43 Hiến pháp (có hiệu lực từ năm 1947), nghị sĩ của cả hai viện đều do nhân dân bầu ra. Như vậy, nhân dân có quyền quyết định sự ủng hộ của mình với một đảng nào đó thông qua lá phiếu của mình. Hiện tại, Đảng Đân chủ Tự do (LDP) ở Nhật Bản trong cuộc bầu cử ngày 16 - 12 - 2012 đã giành 294 ghế trên tổng số 480 ghế trong Hạ viện, trở thành đảng chiếm đa số (đảng cầm quyền) trong Hạ viện. Chủ tịch của Đảng này, ông Shinzò Abe đã trở thành Thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản‘.

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, cần phải có một sự nhìn nhận, đánh giá đúng mức, công bàng về vị trí, vai trò của các đảng phái chính trị trên thế giới. Có một thực tế không thể phủ nhận là ở nhiều nước, các đảng phái chính trị chính là những lực lượng góp phần quyết định vào việc cải biến xã hội. Các chính sách quan trọng cho việc phát triển đất nước thường khởi nguồn từ đây. Người ta coi đây là

những tỏ chức của nhãn dân, vì chỉ có nhân dân mới có quyền quyết định sự tồn tại của các đảng thông qua lá phiếu. Dưới góc độ pháp lý, sự ra đời và phát triển của các đảng phái chính trị ở các nước dân chù hiện nay là một tiêu chí quan trọng đánli giá vân đề: Liệit quyền lực của một nhà nước cụ thê cỏ thực sự thuộc về nhãn dãn hay không và nhân dãn có vai trò đến đâu trong các quyết sách quan trọng của đất nước.

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)