Học tập nước ngoài để xây dựng đất nước; khoa học phương Tây, đạo đức phương Đông Năm 1871, một sứ đoàn đông đú các quan chức,

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 48 - 53)

đạo đức phương Đông. Năm 1871, một sứ đoàn đông đú các quan chức, do Iwakura Tomoni đã chu du và khảo cứu kỹ lưỡng văn minh của 12 nước Âu Mỹ, đây là cơ sở nền tảng rất quan trọng đế Nhật Bản quyết định lựa chọn con đường vượt phương Tây của mình^

Tiến hành cuôc cải cách Minh Tri:

2 2 0 Phần III: NHÀ Nước VÀ PHÁP LUÂT THỜI CẬN VÀ HIÉN ĐẠI

' Charles P.BIngmam; dapanese Government Leaơership and Management, Macmilan Publishing House, London, 1989, p. 243.

^ Năm 1873, sứ thần Bùi Viện của Việt Nam cũng xuất phát từ Hương Cảng qua Nhật rồl qua Mỹ, nhưng cũng giống như nhiều nhà canh tân đất nước bấy giờ, con thuyền của Bùi Viện trờ nên nhỏ bé, nó không đủ sức lay tình một nền văn hóa đóng kín, ngại thay đổi, dị ứng với cách tân thời đó như Việt Nam.

yề chính trị: Mọi quyền hành tập trung trong tay Thiên hoàng. Thiên hoàng thiết lập thiết chế Nghị viện thực hiện quyền lập pháp và

quỴen thảo luận ngân sách. Mới đầu chỉ một số rất ít người được đi bầu (460.000), tới năm 1928 số đó tăng lên đến 13 triệu'. Năm 1885, Nội các được thành lập. Lúc đầu nội các là cơ quan gắn trực tiếp với quyền lực của Thiên Hoàng. Ban đầu Nghị viện ở Nhật cũng không có nhiều quyền hành^ Năm 1889, Nhật Bản ban hành Hiến pháp. Thành lập quân đội của Thiên hoàng. Quân đội được tổ chức theo mô hình của châu Âu.

về k i n h tế - xã hội - đối ngoại: Thống nhất thuế quan, tiền tệ, xây dựng đường sắt nhàm thống nhất thị trường. Công thương nghiệp được khuyến khích phát triển.

về văn hoá: phương châm giáo dục: “khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông”, “học đi đôi với hành” .

Đê thoát khỏi nạn ngoại xâm, Chính phủ Thiên hoàng đã học tập, m ờ rộng giao thiệp với phương Tây nhàm nâng cao vị thế của Nhật Bản trên thế giới, đó cũng là cách tốt nhất đối với Nhật Bản để phát triển kinh tế.

Tác giả Nguyễn Hiến Lê cho biết nhờ có cải cách về chính trị mà kỹ nghệ đã phát triển rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, người Nhật thâu nhập được hết những kinh nghiệm của Âu, Mỹ. Thanh niên của họ siêng năng vô cùng, làm việc vì nước, không quản khó nhọc. Đất nước cũng từ đó mà đạt được rất nhiều những thành tựu trên nhiều lĩnh v ự c \

3. Hiến pháp năm 1889 và tổ chức bộ máy nhà nước Nhật Bản

Nguyên nhân ra đời Hiến pháp năm 1889 là do phong trào đấu tranh nổi dậy của quần chúng nhân dân diễn ra mạnh mẽ. Điểm tích cực

Chutdng I: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bàn thời cận đại 221

' Nguyễn Hiến Lê -Thiên Giang, Lịch sử thế giới (Tập II), NXB Văn hóa T h ô n g tin, 1998, tr. 144-145.

^ Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Tìm hiểu nền hành chính Nhật Bản Hiện nay, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996, tr. 8.

^ Nguyễn Hiến Lê -Thiên Giang, Lịch sử thế giới (Tập II), NXB Văn hóa Thông tin, 1998, tr, 145.

của Hiến pháp năm 1889 lúc này là ngay từ năm 1882, Nhật Bản đă cừ một phái đoàn khảo sát hiến pháp ở các nước châu Âu, Hiển pháp năm 1889 của Nhật Bản được xây dựng theo mô hình của Hiến pháp Phổ. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên ở châu Á. Bản hiến pháp này có hiệu lực đến thời điểm Hiến pháp mới năm 1946 có hiệu lực.

Năm 1882, Thủ tướng Nhật bản Itô Hirobumi đã dẫn đầu một phái đoàn sang châu Âu để khảo cứu hiến pháp và hệ thống chính quyền của phương Tây. Phái đoàn này đã đến gặp hai học giả nổi tiếng nhất của trường phái luật Đức-Phổ là H. Rudolf von Gneist (1816-1895, Đại học Berlin) và Lorenz von Stein (1815-1890, Đại học Wien). ở đây, phái đoàn này đã triệt để học hỏi lý luận về Hiến pháp, về xây dựng một nhà nước xã hội của hai học giả này. Lorenz von Stein đã nhắn gửi với phái đoàn của Nhật rằng: “Cải cách cần phải chú trọng đến cải cách về xã hội, mở rộng các quyền tự do, dân chủ của người dân, đó chính là nguồn gốc tạo nên sự công bằng xã hội và vững bền của nhà nước.“ ' Một năm sau đó (năm 1883), phái đoàn này trở về nước và đã vận dụng những tư tưởng của hai học giả này để xây dựng một bản Hiến pháp đầu tiên cho Nhật Bản. Theo bản Hiến pháp này, quyền lực của Thiên hoàng không còn là tuyệt đối, mà đã có những giới hạn nhất định. Lần đầu tiên trong lịch sừ, người dân Nhật Bản đã có được một bản Hiến pháp, mà bản Hiển pháp ấy bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, xuất bản và quyền lập hội của họ."

222 Phán III: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUÂT THỜI CÂN VÀ HIÊN ĐẠI

^ Sau này Hiến pháp Minh Trị theo mô hình của Hiến pháp Đửc. Phái đoàn của Thủ tướng Nhật Bản Hirobumi cho rằng: Hiến pháp của Mỹ bị từ chối vì quá tự do, còn mô hình của Anh thì lại trao quá nhiều quyền hành cho Nghị viện. Các mô hình của Pháp và Tây Ban Nha thì có khuynh hướng chuyên quyền. Riêng mô hình của Đức được coi là phù hợp nhất, vì theo nghiên cứu của phái đoàn, nó dung hòa được các !ựi ích xã hội.

2 Hiến pháp Minh Trị (Meijị Constitution) là luật gốc cùa thều đình Nhật Bản, có hiệu lực thi hành từ ngày 29-11-1890 đến 3-5-1947 (Xem: Trung tâm Khoa học Xâ hội và lực thi hành từ ngày 29-11-1890 đến 3-5-1947 (Xem: Trung tâm Khoa học Xâ hội và Nhân văn, Trung tâm Nghiên cứu Nhật bản, Tìm hiểu nền hành chính Nhật Bản hiện nay, NXB Khoa học Xã hội, Hả Nội, 1996, tr. 29).

Nội dung của Hiến pháp:

Bản Hiến pháp Minh Trị năm 1889 gồm có 76 điều khoản.' Nội dung cơ bản của Hiến pháp này đề cập đến những vấn đề như:

(1) Khẳng định “Đế chế Nhật Bản sẽ ngự trị và cai trị bởi dòng dõi Hoàng đế liên tục trong nhiều thời đại“ (Điều 1) do vậy Thiên hoàng vẫn là vị trí có quyền hành tối cao. Thiên Hoàng vẫn có quyền cai trị tối cao (Điều 1); quyền bất khả xâm phạm (Điều 3); quyền triệu tập hoặc giải tán quốc hội (Điều 7); tuyên bố tình trạng chiến tranh, giới nghiêm (Điều 13), thưởng huân huy chương (Điều 15),... Đối với quốc hội, Thiên hoàng có quyền thực thi quyền lập pháp với sự chấp thuận của Nghị viện Hoàng gia (Điều 5). Mọi luật phải được Hoàng đế phê chuẩn và ban lệnh công bố và thực hiện luật đó (Điều 6). Thiên hoàng có quyền ra sắc lệnh thay thế cho đạo luật trong trường hợp khẩn cấp (Điều 9). Đối với nội các, Thiên hoàng có quyền xác định tổ chức các ngành hành chính, lương bổng, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm (Điều 10). Đối với quân đội, Thiên hoàng có quyền chi huy tối cao quân đội và hải quân (Điều 12).

(2) Hiến pháp khẳng định Nghị viện Hoàng gia là cơ quan lập pháp gồm 2 viện: Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện. Thượng nghị viện bao gồm các thành viên của hoàng tộc, cấp bậc quý phái và những người được Thiên hoàng chỉ định (Điều 34). Hạ Nghị viện là do cử tri bầu ra theo các điều luật về bầu cử (Điều 35). Hạ Nghị viện có thể bị Thiên hoàng giải tán (Điều 7). Thẩm quyền của Quốc hội lúc này là quyền lập pháp và quyền thảo luận ngân sách.

(3) Điều 55, Hiến pháp quy định các Bộ trưởng Nhà nước tương ứng có thể cố vấn cho Hoàng đế và chịu trách nhiệm về việc cố vấn đó. Điều 56 Hiến pháp có quy định về Hội đồng cơ mật, đây là thiết chế được lập ra để các thành viên quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước khi được Hoàng đế hỏi ý kiến.

Chưdng I: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời cận đại 223

Xem thêm: Albert P.BIaustein, Jay A. Sigler, Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 444-456.

(4) Mặc dù tham khảo, học tập các nước phương Tây, song về mặt tư pháp có nhiều điểm Hiến pháp Minh Trị không hoàn toàn áp dụng theo mô hình tư pháp ở các nước phương Tây. Tòa án khi xét xử là thay mặt Hoàng đế (Điều 57), không phải là một thiết chế hoàn toàn độc lập. Thẩm phán cũng được chỉ định theo luật (Điều 58).

(5) Vấn đề quyền và nghĩa vụ của thần dân đã được đặt ra ở Chương n của Hiến pháp. Có rất nhiều quyền giống Hiến pháp của các nước phương Tây như: quyền tự do ngôn luận, quyền tự do sáng tác, xuất bản, hội họp và lập hội (Điều 29), tự do tôn giáo (Điều 28), tự do cư tiíi (Điều 22). Hàng loạt các quyền liên quan đến cá nhân cũng được đề cập như nghiêm cấm bắt giữ, giam cầm trái pháp luật (Điều 23), nghiêm cấm khám xét nhà ở khi chưa được họ đồng ý (Điều 25). Bên cạnh đó thần dân có nghĩa vụ nộp thuế (Điều 2 1), nghĩa vụ quân sự hay hải quân (Điều 20).

(6) Hiến pháp 1889 đã đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Theo đó, Hiến pháp được sửa đổi khi có một dự án về việc sửa đối được trình lên Nghị viện hoàng gia bời lệnh của Hoàng đế (Điều 73). Không thể thảo luận về sửa đổi Hiến pháp nếu không có đủ 2/3 tống sổ thành viên có mặt, và cũng không thể thông qua những điều sửa đổi đó nếu như không có được đa sổ 2/3 thành viên nhất trí thông qua (Điều 73).

Nhận xét:

Theo Hiến pháp năm 1889, quyền lực của Thiên hoàng rất lớn (cùng là chính thể quân chủ hạn chế, nhưng quyền lực của Thiên hoàng lớn hơn nhiều, và có thực quyền hơn nhiều so với Hoàng đc Anh). Tuy nhiên ở một góc độ khác, dù quyền hành của Thiên hoàng lớn như vậy nhưng Thiên hoàng vẫn phải tuân thủ Hiến pháp, hay nói cách khác, quyền lực của Thiên hoàng cũng bị giới hạn bởi Hiến pháp.

Sở dĩ vẫn có thổ coi đây là chính thổ quân chủ hạn ché vì: quyền hành của Thiên hoàng đã được giới hạn trong hiến pháp nó không phải là vô hạn định. Quyền lực của Thiên hoàng bị giới hạn cả trong lĩnh VỊĨC

lập pháp và hành pháp.

Hiến pháp Minh Trị có nhiều điểm tích cực, đây là bản Hiến pháp đầu tiên ở châu Á, mang trong mình hai đặc điểm “cận đại” và “taiyền

thống” , vừa công nhận quyền tự do của nhân dân lại vừa tập trung quyền lực tối cao vào tay Thiên hoàng. Tuy vậy, bản Hiến pháp này cũng không tránh khỏi những hạn chế mà như nhiều người nhận xét: “Hiến pháp đã tạo ra một hệ thống chính trị phức tạp. Nội các và Bộ trưởng chỉ chịu trách nhiệm trước Thiên hoàng chứ không phải là Quốc hội. Quyền hành của Quốc hội cũng bị hạn chế lớn. Hiến pháp thiếu hẳn điểm nhấn tuyên bố rõ ràng và thiết thực quyền lực sẽ tập trung vào đâu. Đây là việc rất cần phải được làm rõ sau Cách mạng tư sản” '.

Giai cấp tư sản Nhật Bản còn non yếu do vậy không giữ được vai trò độc quyền lãnh đạo cách mạng tư sản, buộc phải liên minh với tầng lớp phong kiến. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng Hiến pháp Minh Trị là sự hợp pháp hóa chính thức văn bản nhà nước những kết quả của công cuộc Minh Trị, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triổn mạnh mỗ.

Kể từ sau Cách mạng tư sản, chính quyền Thiên hoàng đã thực hành xâm lược ra nước ngoài như Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản đã chuyển sang thời kỳ chủ nghĩa đế quốc.

Một phần của tài liệu 00080000325(4) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)