V. PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC Âu MỸ VÀ NHẠT BẢN THỜI CẬN ĐẠ
1. Cội nguồn hình thành và sự phát triền ờ thời cận đại của hai hệ thống pháp luật Civil law và Comm on law
1.1. Tổng quan về hai hệ thống pháp luật
a. Tống quan về hệ thống pháp luật lục địa
Civil law là hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới, được xây dựng trên nền tảng di sản của Luật La Mã (ius civile), phát triển ở các nước Pháp, Đức và một sổ nước lục địa châu Âu. Trong đó pháp luật của Pháp, Đức là quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn tới pháp luật của các nước khác trong hệ thống pháp luật này. Hệ thống pháp luật của
Chương I: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời cận đại 225
Richard Bovving và Peter Kornicki: Bách khoa thư Nhật Bản, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội, 1995, tr.330.
các nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của Luật La Mà, luật vật chất được coi trọng hơn luật thủ tục, luật tư là lĩnh vực pháp luật được chú trọng hofn cả. Họ pháp luật này coi trọng văn bản qui phạm pháp luật và đã thoát ly khỏi tôn giáo, luân lý, đề cao tự do cá nhân. Ngày nay, phạm vi ảnh hưởng của hệ thống Civil Law tương đối rộng bao gồm các nước châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Italia.. Quebec (Canada), Louisiana (Mỹ), Nhật Bản và một số nước châu Mỹ Latinh (Brazin, V ênêduêla...).
về mặt lịch sử hình thành, bản tập hợp “Coipus luris Civilis” của Hoàng đế Justinian (483-565) thời kỳ cổ đại được coi là một trong những nền tảng cho việc phát triển pháp luật ở châu Àu lục địa. Khoảng thế kỷ XII-XIII, hình thành các trường phái pháp luật họ nghiên cứu tiếp nhận truyền thống của Luật La Mã, truyền bá tư tường pháp luật ra ngoài châu Âu qua con đường xâm lược các nước thuộc địa.
Thế kỷ XI, do kinh tế công thương ờ Tây Âu phát triển, các trưòng học do thị dân lập nên ra đời. Đây là nơi có vai trò quan trọng trong việc phát triển pháp luật châu Âu lục địa. Họ đưa ra rất nhiều quan niệm về pháp luật, chẳng hạn, giảng dạy luật là dạy các nguyên tắc và phương pháp để tìm kiếm và thiết lập công lý, hoặc quan niệm luật là cái cần có (Sollen) chứ không phải cái đang diễn ra (Sein).
Khi những bộ tộc Đức (Germanic) xâm lăng các đế quố: Tây Âu, một số quy định của Luật La Mã đã được thay thế bàng luật bò tộc Đức. Tuy nhiên, vì tinh thần của luật Đức là căn cứ vào yếu tố cá nhàn, không căn cứ vào yếu tố lãnh thổ, nên dân chúng cùa đế quốc La Mã cũ cùng con cháu họ vẫn được phép sử dụng Luật La Mã. Giáo hội Công giáo La Mã cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì luật pháp La Mã cũ vi giáo luật, tức !à luật dùng trong các Toà án của giáo hội, đã được xây dựng theo Luật La Mã. Vào thế kỷ thứ XI và XII, khi tìm đươc nguyên văn Bộ Dân luật Corpus Juris Civilis, các học giả bắt đầu nghiên cứu và giải thích, hiện đại hóa những nội dung luật cũ cho phù hợp vớ tình hình xã hội thời đó. Họ mờ tarờng luật ở Paris, Oxíord, Prague, Hỉidelberg, Copenhague, họ làm luật sư cho Giáo hội, cho các vua chúa, và cho các vùng lãnh thổ khắp châu Âu. Nhờ cùng được đào tạo chung theo một nội dung, luật gia của các nước châu Âu đã tạo nên những Bó Dân luật của nước họ xây dựng trên nền tảng chung là Luật La Mã.