I. ĐẶC ĐIÉM VÀ NHỮNG THAYĐỔI cơ BẢN CÚA MỘT số NHÀ Nước ÂU MỸ VÀ NHẬT BẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA Tư BẢN HIỆN ĐẠ
2. Sự thay đổi về nhà nước của một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đạ
thời hiện đại
2.1. Những thay đổi về nhà nước ở Anh thời hiện đại
Đế quốc Anh tòng là đế quốc lớn nhất trong lịch sử, có hệ thổng thuộc địa bao phủ gần một phần tư đại lục trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Anh cũng là quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới và cường quốc đứng đầu thể giới trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngày nay, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một quốc gia phát triển, có kinh tế lón thứ sáu thế giới.
Năm 2004, một Hội đồng chung của Hạ viện và Thượng viện Anh đã thảo luận và đi đến kết luận chung về những thành tố cơ bản của Hiến pháp Anh bao gồm những nội dung sau đây':
“Magna Carta 1215 - các Điều 1, 9, và 29; Tuyên ngôn về quyền (Bill of Rights) - nguyên tắc tính tối cao của Nghị viện (parliamentary supremacy); Luật thừa nhận quyền hành của Hoàng gia và Nghị viện năm 1689 - khẳng định nguyên tắc truyền ngôi và sự hợp pháp của các đạo luật thông qua bởi Nghị viện; Luật về truyền ngôi năm 1701 - thiết lập thủ tục tmyền ngôi vua; các luật của liên minh năm 1707 - liên hiệp giữa Anh và Scotland; Luật của liên minh năm 1800 - liên hiệp giữa Anh và Ireland; các đạo luật của Nghị viện năm 1911 và 1949 - bổ sung thẩm quyền Hạ viện, giới hạn quyền của Thượng viện; Luật về Thưọfng nghị sĩ suốt đời năm 1958 - xác lập tiêu chuẩn cho việc bổ nhiệm Thượng nghị sĩ suốt đời; Luật về các quyền khấn cấp năm 1964 - quy định về huy động thành viên của quân đội trong trường hợp khẩn cấp quốc gia; Luật cộng đồng châu Âu năm 1972 - nội luật hóa Luật của châu Âu vào Luật của Anh; Luật bất khả kiêm năm 1975 - cấm một số chức danh đồng thời là thành viên của Hạ viện, trong đó có các thẩm phán; Luật về các bộ và lương - quy định về việc trả lương ở các bộ ngành; Luật quốc tịch Anh năm 1981 - đặt cơ sở cho Luật quốc tịch của Anh; Luật Tòa án tối cao năm 1981 - quy định cơ cấu của Tòa án tối cao của Anh và xứ
Chương II; Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bàn thời hiện đại 255
' Nguồn: truy cập tại địa chỉ http://www.publications.parliament.uk/pa/jt200203/jtselecư jtdcc/184/18407.htm#a44 truy cập gần nhất ngày 7/7/2015.
Wales; Luật về người đại biểu nhân dân năm 1983 - Bô sung các quy định về thủ tục bầu cử; Luật về Scotland năm 1998 - liên quan đến một vài thẩm quyền của Nghị viện Scotland; Luật về chính quyên xứ Wales năm 1998 - liên quan đến các thẳm quyền của Hội đồng xử Wales; Luật Bắc Ailen năm 1998 - liên quan đến các thẩm quyền của Hội đồng Bắc Ailen; Luật về quyền con người năm 1998 - về việc nội luật hóa các Công ước của châu Âu về quyền con người vào luật của Anh; Luật về Thượng nghị viện năm 1999 - cải cách Thượng viện, giảm bớt thưọmg nghị sĩ cha truyền con nối; Luật về các trường họrp khẩn cấp dân sự năm 2004 - quy định khuôn khổ cho tnrờng hợp khẩn cấp quốc gia và địa phương và việc ứng phó; Luật cải cách luật pháp 2005 - thiết lập tòa án tối cao của Anh và đảm bảo sự độc lập tư pháp; Luật cải cách Hiến pháp và quản trị năm 2010 - cải cách quản trị quốc gia; Luật về nhiệm kỳ của Nghị viện năm 2011 - quy định nhiệm kỳ của Nghị viện là 5 năm; Luật về thủ tục tmyền ngôi năm 2013 - bổ sung một sổ quy định về triiyền ngôi vua” . Như vậy những vấn đề liên quan đến tổ chức quyền lực nhà nước nằm rải rác trong rất nhiều nhữníí văn bản lập pháp của Nghị viện.
Những tập quán chính trị bất thành văn trước đây vẫn tồn tại. Tuy nhiên những tập quán này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý, hay nói cách khác Tòa án không bắt buộc có trách nhiệm phải trích dần và tuân thủ những tập quán này. Thực tế cũng đã một vài lần Tòa án viện dẫn những tập quán này. Ví dụ: Phán quyết Attorneỵ-General V Jonaíhan Cape Líd (1976), Tòa án đã viện dẫn tập quán trách nhiệm
chính trị của tập thê chính phủ hay phán quyết M a d iim h a m u to V’
Lardner-Burke (1969), Tòa án đã viện dẫn tập quán không có một đạo luật nào của Nghị viện là không có giá trị pháp lý. Cũng như phán quyết
Manuel V Aítorney-General (1983), Tòa án đã khẳng định rằng các tập quán chính trị là những quy tắc không cỏ sự ràng buộc về pháp lý và không thể giới hạn nguyên tắc tính tối cao của Nghị viện. Bất cứ đạo luật nào của Nghị viện cũng được Tòa án tuân theo nghiêm ngặt.
Cũng nên lưu ỷ các tập quán chính trị không thê được tập hợp lại và coi đó là luật được. Cách duy nhất mà một tập quán chính trị có thể trở thành những ràng buộc pháp lý nếu nó được tích hợp vào nội dung của một đạo luật cụ thc. Ví dụ Luật Wcsminster năm 1931 và Luật về Nghị viện năm 1911.
Việc vi phạm tập quán chính trị có thể dẫn tới các hệ quả, chủ yếu là hộ quả chính trị, tùy thuộc vào nội dung của tập quán đó là gì.
Theo thời gian, thiết chế Thượng Nghị viện ở Anh đã có nhiều thay đối. Ngày nay thành viên Thượng viện được phân chia làm hai dạng Thượng nghị sĩ tinh thần (Lords Spiritual) và Thượng nghị sĩ thế tục (Lords Temporal). Thượng nghị sĩ tinh thần gồm có 26 thành viên do Nhà thờ Anh cử ra. Thượng nghĩ sĩ thế tục do Hoàng gia bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng hoặc của Hội đồng bố nhiệm Thượng viện. Theo Luật Thượng viện năm 1999, giới hạn Thượng nghị sĩ thế tục cha truyền con nối là 92 thành viên. Ngày nay nếu như số lượng Hạ nghị sĩ cố định là 650 thành viên thì số lượng thành viên của Thượng viện lại không cố định.
Theo thời gian, thiết chế Hạ viện cũng có nhiều thay đổi. Các nghị viên Hạ viện được bầu theo chế độ đa số tương đối (íìrst past the post) và có nhiệm kỳ hạn chế 5 năm. Mỗi nghị viên Hạ viện được bầu bởi một khu vực bầu cử và đại biểu cho khu vực ấy. Ngày nay, Hạ viện Anh gồm có 650 thành viên.
Trước năm 2009, Thượng viện thực hiện vai trò của mình như Tòa án phúc thấm cấp cuối cùntí của Anh. Theo Luật cải tổ Hiến pháp năm 2005 của Anh, từ ngày 01/10/2009, Tòa án tối cao của Vương quốc Anh (Supreme Court of the United Kingdom) đã chính thức bước vào hoạt động với tư cách là cấp xét xử phúc thấm cuối cùng của Vương quốc Anh. Trước đó, cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng gồm có ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị viện và ủy ban tư pháp của Hội đồng cơ mật với một số trường hợp nhất định.
Tòa án tối cao của Anh kể từ khi thành lập 01/10/2009 đến nay: Gồm có 12 thành viên, 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 10 thẩm phán. Các thẩm phán theo tmyền thống là do Thượng viện bổ nhiệm. Đây là thiết chế mới có được nhờ chuyển giao chức năng tư pháp truyền thống của Thượng viện.
Hệ thống Tòa án Anh hiện nay có thể được mô tả như sau:
Tòa tối cao là Tòa án cao nhất ờ Anh và những Tòa án cấp dưới ở Anh và xứ Wales phải tuân theo những phán quyết của Tòa án tối cao.
Tuy vậy, phán quyết của các Tòa án châu Âu ràng buộc tất cả các tòa án ở Anh và xứ Wales.
Tòa phúc thẩm (Coiirt of Appeal) có hai phân tòa là Tòa dân sự và Tòa hình. Tòa án này phải tuân theo những phán quyết của Tòa tối cao/ Thượng viện
Tòa phúc thẩm (Tòa dân sự/ Civil division) bắt buộc phải tuân theo những phán quyết trước đó của mình.
Tòa phúc thẩm (Tòa hình sự/ Criminal division) thông thường phải tuân thủ những phán quyết của chính Tòa này, nhưng có một sự linh hoạt đối với trường hợp một quyền tự do của con người bị xâm phạm. (Ví dụ vụ án R V Taylor năm 1950).
Các Tòa án vùng phải tuân thủ phán quyết của Tòa án tối cao và các Tòa phúc thẩm. Các Tòa án vùng chịu sự ràng buộc bởi những phán quyết của chính mình.
Tòa cấp cao (High Court) phải tuân theo phán quyết của Tòa tối cao, Tòa phúc thẩm và Tòa khu vực. Tòa cấp cao không thường xuyên phải tuân theo những phán quyết trong quá khứ của chính mình. Tuy nhiên nếu có xung đột giữa các phán quyết đã ban hành, thì về nguyên tắc sẽ áp dụng phán quyết mới hơn sau khi đã xem xét cẩn trọng (Ví dụ vụ án Colchester Estates V Carlton Industries năm 1984).
Các Tòa án khác như Tòa Hoàng Gia (Crown Court), Tòa Hạt (County Court), Tòa hình sự (Magistrates’ Court) không tạo ra án lệ và phải tuân theo các phán quyết của tất cả các Tòa án cấp trên.
2.2. Những thay đổi về nhà nước ờ Hoa Kỳ thời hiện đại
Ngày nay, Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 vẫn còn hiệu lực, được bố sung bởi các tu chính án, là văn bản pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ.
Quốc hội Hoa Kỳ theo chế độ lưỡng viện. Viện Dân biểu có 435 thành viên, đại diện cho các hạt bầu cử với nhiệm kỳ hai năm, phân bổ theo tỳ lệ dân số; ngược lại, mồi tiểu bang có hai đại biểu tại Thượng