chính trị-xã hội đối với cơ quan hành chính nhà nước
Ở nước ta mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đồng thời nhân dân còn thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các tập thể lao động... và thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình thơng qua quy chế dân chủ ở cơ sở, qua trưng cầu dân ý, qua quyền kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh giám sát của Đảng và giám sát của Nhà nước, giám sát của nhân dân, trong đó giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên được coi là phương thức cơ bản của giám sát nhân dân. Mặt trận đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát, vận động nhân dân giám sát hoặc độc lập giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân với cơ chế là: theo dõi, phát hiện, nhận xét, phản biện và kiến nghị.
Giám sát của nhân dân, qua MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội là thành viên của Mặt trận cũng có tính chính trị pháp lý như giám sát mang tính nhà nước nhưng khác ở các mặt: chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, cơ chế và hiệu quả pháp lý của giám sát. Nó có ưu điểm là mang tính chủ động, rộng rãi, phổ biến, thường xuyên nhưng cũng có hạn chế là mang tính phát hiện, tư vấn, phản biện, khơng sử dụng biện pháp nhà nước để xử lý kết quả giám sát, vì thế thường ít mang lại hiệu quả ngay.
Giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:
- Giám sát quá trình lập quy và nội dung văn bản lập quy
Quá trình đổi mới đất nước có nhiều quan hệ xã hội xuất hiện cần phải có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Bên cạnh văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp ban hành như: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cần phải có hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để hướng dẫn thi hành.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính ở nước ta rất đồ sộ, có phạm vi điều chỉnh, tác động trực tiếp đến các quan hệ xã hội và người dân. Vì vậy, tham gia giám sát quá trình lập quy và nội dung lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước khơng chỉ là quyền hạn của MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội được Hiến pháp, pháp luật quy định mà còn là trách nhiệm đương nhiên của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên. Hoạt động giám sát đó nhằm theo dõi, xem xét, quy trình, thủ tục soạn thảo có đúng Hiến pháp, pháp luật hay không; nội dung dự thảo các văn bản pháp luật có thể hiện đúng ý chí nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân hay khơng; có đảm bảo tính thiết thực, khả thi và đúng xu hướng vận động, phát triển của xã hội hay không.
MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương, thời gian qua đã thực hiện tốt chức năng của mình trong việc trình các dự án Luật, Pháp lệnh như Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam soạn thảo Luật MTTQ Việt Nam; TW Đồn TNCS Hồ Chí Minh soạn thảo Luật Thanh niên; Tổng LĐLĐ Việt Nam soạn thảo Luật Cơng đồn; Hội Phụ nữ Việt Nam soạn thảo Luật Bình đẳng giới; Hội Cựu chiến binh Việt Nam soạn thảo Pháp lệnh Cựu chiến binh... Để luật, pháp lệnh đi vào cuộc sống, các cơ quan đó đã trực tiếp soạn thảo nhiều nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh và tham gia soạn thảo các nghị định về các lĩnh vực chưa có luật điều chỉnh như: nghị định về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nghị định về quỹ đền ơn đáp nghĩa... trong các
trường hợp đó MTTQ và các tổ chức thành viên cịn thực hiện việc giám sát, đơn đốc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các khâu trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi được ban hành chính thức.
MTTQ và các tổ chức thành viên được cử đại diện tham gia Ban soạn thảo các luật, pháp lệnh, nghị định... có nội dung liên quan như: quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, nghị định về ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở... Đại diện MTTQ hoặc tổ chức thành viên trong ban soạn thảo giám sát tồn bộ q trình soạn thảo từ khi ban soạn thảo được thành lập đến khi văn bản được ban hành thực hiện.
MTTQ và các tổ chức thành viên tổ chức cho cán bộ đồn viên, hội viên đóng góp ý kiến vào các dự án luật, pháp lệnh, nghị định do Chính phủ soạn thảo và gửi lấy ý kiến. Ngoài ra Mặt trận và các đồn thể cịn tham gia ý kiến đóng góp vào một số chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và nhiều thơng tư của các bộ, ngành như: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng mơi trường văn hoá lành mạnh tại các cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo; Chỉ thị về triển khai Pháp lệnh phòng chống mại dâm; Chỉ thị về việc ban hành và thực hiện hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư... Thông tư của Bộ Công an hướng dẫn mẫu dấu, tổ chức khắc dấu cho các cơ quan, tổ chức theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP của Chính phủ, Thơng tư của Bộ lao động-thương binh và xã hội về xuất khẩu lao động... Việc tham gia quá trình soạn thảo, ban soạn thảo, tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản lập quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành của Mặt trận và các tổ chức thành viên đã góp phần giám sát đối với q trình lập quy và nội dung văn bản lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Tuy nhiên, đánh giá tổng thể thì việc thực hiện chức năng giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên đối với quá trình và nội dung văn bản lập quy chưa chủ động, thường xuyên, số lượng các văn bản được giám sát chưa nhiều so với số lượng mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các cấp đã ban hành trong thực tế.
- Giám sát tính hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước
Giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước là một chức năng quan trọng của Mặt trận và các tổ chức thành viên, nhằm đảm bảo cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân thể hiện trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh... được cụ thể hoá đầy đủ, đúng đắn trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
Thực tế khi ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước ở cả TW và địa phương đều chủ động gửi văn bản đến Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để tham khảo ý kiến trước khi quyết định ban hành. Đây là sự phối hợp rất quan trọng để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân theo dõi, xem xét, phát hiện tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản đó. Ngồi ra, Mặt trận và các đồn thể cịn theo dõi, giám sát các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước qua Cơng báo Chính phủ, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hoạt động tư vấn của các chuyên gia pháp luật, qua hoạt động thực tế và các hình thức phản ánh của nhân dân.
Hiến pháp, pháp luật quy định trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong quá trình giám sát nếu phát hiện văn bản khơng hợp hiến, hợp pháp thì:
+ Đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
+ Đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc tồn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
+ Đề nghị trực tiếp các cơ quan hành chính nhà nước xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành trái với Hiến pháp, luật... và văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên.
Nội dung giám sát này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, bởi thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước các cấp thường có vi phạm trên các mặt như: Văn bản chồng chéo, mâu thuẫn nhau; văn bản ban hành sai thẩm quyền, khơng hợp hiến, hợp pháp; khơng đảm bảo tính thứ bậc (văn bản cấp dưới lấn át văn bản cấp trên, văn bản hướng dẫn lấn át văn bản chính); sai về thể thức văn bản (phải điều chỉnh bằng loại văn bản này nhưng sử dụng loại văn bản khác).
Qua hơn 20 năm đổi mới đất nước việc giám sát tính hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên chưa được nhiều, có những lĩnh vực cịn bỏ trống. Trong khi đó, số lượng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương cần huỷ bỏ, bổ sung, sửa đổi có số lượng rất lớn nhưng việc giám sát phát hiện, kiến nghị của Mặt trận và các tổ chức thành viên cịn rất ít. Thực tế đó cần được quan tâm khắc phục, tích cực trong thời gian tới.
- Giám sát việc quản lý thực hiện chính sách pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
Thực hiện nhiệm vụ giám sát này, MTTQ và các tổ chức thành viên tập trung vào một số nội dung sau:
+ Giám sát các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền khi thi hành pháp luật có đúng, đủ nội dung pháp luật quy định không;
+ Giám sát các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trong q trình thi hành pháp luật có vi phạm đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng dân, của các giai tầng xã hội hay không;
+ Giám sát các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trong q trình thi hành pháp luật có lạm dụng quyền lực, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu vi phạm quyền làm chủ của nhân dân hoặc thiếu trách nhiệm với dân, cố tình vi phạm pháp luật để mưu lợi hay không.
Để thực hiện các nội dung giám sát trên, MTTQ và các tổ chức thành viên đã thơng qua các chương trình phối hợp giám sát với các cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc tự mình thực hiện để phát hiện kiến nghị, xử lý. Mặt khác, thông qua việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; thông qua việc chỉ đạo hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; qua việc tổng hợp ý kiến tiếp xúc cử tri, hội nghị nhân dân, phản ánh của các đoàn thể, tổ chức xã hội... qua việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở... trên cơ sở đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phát hiện những sai phạm, vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Bảng 2.1: Khảo sát hoạt động giám sát của MTTQ
và các tổ chức thành viên Đơn vị tính: tỷ lệ % Các lĩnh vực Có tham gia Mặt trận Cơng đồn Hội nơng dân Hội phụ nữ Đồn thanh niên Hội cựu chiến binh Hội người cao tuổi
Hoạt động của chính quyền 95,7 95,2 95,7 92,5 100 95,1 84,6 Kết quả thực hiện Nghị quyết
HĐND 95,7 95,2 93,5 92,5 97,1 92,7 92,0
Phẩm chất cán bộ 95,3 95,2 91,1 94,9 91,2 87,8 92,3 Giải quyết khiếu nại, tố cáo 89,1 100 89,1 90,0 100 90,0 80,0 Dự toán, quyết toán ngân sách 93,2 76,2 84,8 82,1 75,0 85,0 64,0 Quản lý đất đai 89,1 81,0 79,1 63,9 70,6 76,9 50,0 Cơng trình triển khai trên địa bàn 83,3 66,7 79,1 78,9 84,8 75,7 65,4 Thực hiện quyết tốn cơng trình 88,6 85,0 82,2 76,9 67,6 85,0 72,0 Thu chi các quỹ 89,1 81,0 86,0 85,0 78,8 90,2 73,1 Giải quyết các tiêu cực 77,3 85,0 78,0 73,7 70,6 84,6 72,7 Thực hiện chế độ, chính sách 100 95,0 95,5 95,0 94,6 97,5 88,5
Nguồn: [21, tr.147].
Bằng các công cụ phương tiện thơng tin đại chúng như kênh truyền hình, báo chí của mình, MTTQ và các tổ chức thành viên đã kết hợp với các hình thức giám sát khác phát hiện và đưa ra xử lý trước pháp luật nhiều cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nước vi phạm pháp luật như: vụ Thuỷ cung Thăng Long, vụ Mường Tè (Lai Châu) vụ Năm Cam, Khánh trắng, Phúc bồ... Đặc biệt là việc giám sát các dự án, chương trình phát triển kinh tế-xã hội có vốn đầu tư trong và ngoài nước ở cả TW và địa phương, đã phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị xử lý nhiều trường hợp và thu hồi được nhiều tỷ đồng cho ngân sách nhà nước...
Tuy nhiên, bên cạnh một số việc đã làm được, thì nội dung giám sát này thực hiện cịn chưa được tồn diện, thiếu thường xun và chưa nhiều. Trong thực hiện quy chế phối hợp giữa MTTQ, các tổ chức thành viên với Chính phủ và UBND các cấp có đề cập đến nhiều nội dung giám sát nhưng việc triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm cịn ít, chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả.
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong lĩnh vực này, MTTQ đã giám sát thông qua việc tổ chức tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo rồi chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết đối với đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đối tượng do Mặt trận trực tiếp vận động, đến cán bộ của Mặt trận và những trường hợp vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của công dân. Theo báo cáo của TW MTTQ Việt Nam, đến năm 2006 100% cơ quan MTTQ cấp tỉnh, thành phố đã có phịng tiếp dân và thường xun bố trí 1-2 cán bộ tiếp dân có trình độ Trung cấp Luật trở lên đảm nhiệm. Trên 70% cơ quan Uỷ ban MTTQ cấp huyện, cấp xã tiếp dân tại phòng làm việc.
Giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được thực hiện với tính chất là một nội dung hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Trong 5 năm 1999- 2004, Ban Thanh tra nhân dân đã giám sát, kiến nghị được 95.694 đơn khiếu
nại, 12.970 đơn tố cáo. Kiến nghị chính quyền giải quyết được 76.766 đơn khiếu nại, đạt 80,22% và 8.290 đơn tố cáo, đạt 63,92% [4, tr48].
Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc địa phương các cấp có hàng ngàn bản kiến nghị yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật dứt điểm đối với những vụ nghiêm trọng, kéo dài. Những năm gần đây, Mặt trận đã tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và chủ động tập trung vào một vài trọng điểm. Mặt trận đã góp phần tham gia giải