Pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước phải có tính đồng bộ, thống nhất

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 37 - 38)

chính nhà nước phải có tính đồng bộ, thống nhất

Hệ thống pháp luật bao gồm quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, các ngành luật... được thể hiện dưới hình thức văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Quy phạm theo tiếng La tinh là quy tắc, khuôn mẫu, mệnh lệnh xác định. Quy phạm pháp luật cùng với quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm tơn giáo... đều có thuộc tính chung là điều chỉnh các quan hệ xã hội, có tính giai cấp... Quy phạm pháp luật là một dạng của quy phạm xã hội, vừa có những dấu hiệu chung của quy phạm xã hội vừa có những đặc điểm riêng đó là, so với quy phạm xã hội khác nó có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Hình thức của pháp luật do nội dung pháp luật quy định, do đó pháp luật địi hỏi phải có tính đồng bộ, thống nhất về cả nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, yêu cầu đặt ra pháp luật phải tồn diện, nhất qn, khơng mâu thuẫn, chồng chéo.

Đối với pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước tính đồng bộ, thống nhất cần thể hiện ở các điểm sau:

- Các quy phạm về chủ thể giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Trong đó, giám sát mang tính quyền lực nhà nước được ghi nhận trong các luật như Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và UBND... nhưng pháp luật về giám sát của nhân dân có đặc điểm là liên quan đến nhiều chủ thể, có nhiều nội dung giám sát, đa dạng về hình thức giám sát vì thế các quy định của pháp luật về loại hình giám sát này tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật và có nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt là thiếu tính đồng bộ, thống nhất.

- Các quy phạm quy định về trình tự, thủ tục giám sát của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước được xác định chặt chẽ, cụ thể; cịn giám sát

của nhân dân quy định về trình tự, thủ tục lại rất thiếu và không cụ thể. Như thế là chưa đồng bộ, thống nhất.

- Các quy phạm về hậu quả giám sát mang tính quyền lực nhà nước được xác định chặt chẽ, với những chế tài và hướng xử lý cụ thể; các quy phạm quy định về hậu quả giám sát của nhân dân rất chung chung “kiến nghị”, “đề xuất lên cấp trên”.... Quy định như vậy, chưa đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực, hiệu quả của giám sát do chủ thể là “nhân dân” thực hiện.

Đặt ra tiêu chí đồng bộ, thống nhất là yêu cầu quan trọng để hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong thực tế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 37 - 38)