14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của
3.3.1. Hoàn thiện cơ chế tổng thể về giám sát đối với quyền lực nhà nước, trong đó tăng cường vai trị giám sát của nhân dân đối với cơ quan
nước, trong đó tăng cường vai trị giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước
Cơ chế giám sát đối với quyền lực nhà nước là hệ thống bao gồm tổng thể các yếu tố, hình thức, mối quan hệ, các thiết chế và phương thức, điều kiện mà thơng qua đó các chủ thể thực hiện quyền giám sát đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống pháp luật giám sát đối với quyền lực nhà nước và là một bộ phận trong hệ thống cơ chế giám sát của Việt Nam. Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân phải đặt trong cơ chế chung đó. Mặt khác, phải tính đến cơ chế giám sát bên trong và cơ chế bên ngoài đối với quyền lực nhà nước. Cơ chế bên trong gồm toàn bộ sự giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Cơ chế giám sát bên ngoài gồm giám sát của Đảng và giám sát của nhân dân. Văn kiện Đại hội Đảng X chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của cơ quan cơng quyền” [17, tr.45]. Việc hồn thiện thể chế về tổng thể cơ chế giám sát đối với hoạt động của cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước địi hỏi phải có sự kết hợp giữa “giám sát trong Đảng với giám sát của Nhà nước và giám sát của nhân dân” [17, tr.134]. Như vậy, xây dựng và hoàn thiện tổng thể cơ chế giám sát nói chung phải bao gồm tồn bộ các bộ phận, nếu thiếu một trong ba bộ phận cấu thành đó thì khơng thể có một cơ chế giám sát quyền lực nhà nước hữu hiệu trên thực tế.
Vị trí, vai trị giám sát của nhân dân rất quan trọng, vì vậy phương hướng chung trong thời gian tới là cùng với hoàn thiện các cơ chế giám sát khác thì phải thúc đẩy và tăng cường giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước. Dưới góc độ cơ chế giám sát cần chú ý đến các nhân tố sau:
+ Động lực của cơ chế: Muốn hoạt động được thì cơ chế nào cũng phải
triển là những lợi ích, nhu cầu chính đáng của nhân dân, đó cũng được coi là động lực của cơ chế giám sát nói chung, giám sát của nhân dân nói riêng. Nhìn nhận đúng động lực của cơ chế để tránh áp đặt, chủ quan, duy ý chí. Bởi vì, trong hệ thống các lợi ích của con người thì quan trọng nhất là lợi ích kinh tế, sự gắn bó về kinh tế với hoạt động quyền lực nhà nước là động lực để người dân tăng cường giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Mục tiêu của cơ chế: Hồn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân
trong tổng thể cơ chế giám sát phải hướng đến mục tiêu xây dựng và phát huy cao độ nền dân chủ XHCN; tạo ra phương tiện pháp lý bảo vệ hữu hiệu các quyền lực tự do, dân chủ cơ bản của cơng dân góp phần hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính nhà nước.
+ Nội dung của cơ chế: Hoàn thiện cơ chế, giám sát của nhân dân đối
với cơ quan hành chính nhà nước trong tổng thể cơ chế giám sát đối với quyền lực nhà nước cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện từng bộ phận của cơ chế cũng như mối quan hệ mang tính tổ chức giữa các bộ phận ấy. Trước hết, đó là tổ chức và hoạt động của các chủ thể giám sát mang tính nhân dân; các điều kiện để người dân thực hành quyền giám sát của mình; những hình thức phối hợp giữa các chủ thể giám sát cùng hệ thống (tính chất) với ngồi hệ thống của hệ thống giám sát, điều quan trọng nhất khi xây dựng và hoàn thiện nội dung cơ chế giám sát là xác lập những quy định có tính pháp lý về thẩm quyền, nội dung, hệ quả hoạt động giám sát của nhân dân trong thực tế đối với cơ quan hành chính nhà nước…
+ Các điều kiện về chính trị, xã hội, pháp lý, kinh tế... bảo đảm để cơ
chế giám sát được thiết lập vận hành có hiệu quả. Do đó, cần bổ sung, hồn thiện cơ chế trách nhiệm pháp lý trong các quan hệ cụ thể giữa chủ thể và đối tượng giám sát. Hoạt động giám sát phải được bảo đảm các điều kiện nêu trên
để tiến hành theo một quy trình khép kín, có cơ sở pháp lý cho việc xử lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không làm cản trở hoạt động bình thường đúng pháp luật của đối tượng chịu giám sát.
Trong bối cảnh có nhiều chủ thể với tính chất khác nhau có quyền tham gia giám sát, cần phân định rõ thẩm quyền, phạm vi của các chủ thể giám sát nhằm bảo đảm cho các chủ thể đó phát huy được tối đa quyền năng của mình đồng thời tránh được sự trùng lặp hoặc bỏ sót nội dung, đối tượng trong hoạt động giám sát. Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát phải được xác định trên cơ sở áp dụng các chế tài cụ thể đối với đối tượng chịu sự giám sát, nhằm đảm bảo cho các đối tượng chịu giám sát phải báo cáo, giải trình và có biện pháp tích cực khắc phục những vấn đề mà thơng qua hoạt động chủ thể giám sát yêu cầu.
Từng bước nghiên cứu, ban hành Luật về giám sát của nhân dân trên cơ sở kế thừa và hợp nhất các luật, pháp lệnh, nghị định hiện hành như: Luật MTTQ, Luật Thanh Tra, Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ... nghị định về thanh tra nhân dân, quy chế thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở. (Vấn đề này đã nằm trong Nghị quyết về xây dựng chương trình pháp luật, pháp lệnh của Quốc hội từ năm 1998 nhưng đến nay chưa thực hiện được). Trong luật đó cần quy định cụ thể về thẩm quyền, lĩnh vực, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục giám sát của Mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tập thể lao động, cơ quan báo chí và trực tiếp của công dân. Mặt khác, cần quy định cụ thể về giới hạn quyền lực (thẩm quyền và trách nhiệm) của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước; sự phối hợp giữa các loại hình giám sát, cơ quan, tổ chức giám sát; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân thực hành quyền giám sát...