Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân phải dựa trên các quan điểm có tính ngun tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 102 - 104)

14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân phải dựa trên các quan điểm có tính ngun tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây

các quan điểm có tính ngun tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Trong điều kiện đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay thì việc hồn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước nhằm bảo đảm các quyền chính trị của cơng dân nói chung, quyền giám sát đối với hoạt động của nhà nước nói riêng là cần thiết và cấp bách. Việc thực hiện cần dựa trên những quan điểm cơ bản mang tính ngun tắc sau đây:

Hồn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân phải dựa trên quan điểm về một nhà nước dân chủ thực sự, trong đó tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) của Đảng ta khẳng định: “Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân”. Muốn vậy, nhất định phải có cơ chế được pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình. Bản chất dân chủ của chế độ chính trị là tơn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó có quyền tham gia quản lý nhà nước và quyền được giám sát hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, hoạt động giám sát đó là một trong những biện pháp bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mặt khác, là biện pháp có tính pháp lý hữu hiệu nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện lạm quyền, cửa quyền, sách nhiễu, hách dịch và các hiện tượng tiêu cực khác nảy sinh từ các hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước đối với dân. Giám sát ngoài nhằm tăng cường bản chất dân chủ của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cịn là vì lợi ích của nhân dân. Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định: “xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và cơng chức phải thực sự là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân” [18, tr.44-45].

Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế. Nguyên tắc pháp chế chi phối toàn bộ tổ chức và hoạt động của nhà nước địi hỏi phải có cơ chế giám sát thích hợp để thực hiện có hiệu quả. Đó là yêu cầu khách quan của cả chủ thể và đối tượng giám sát nhằm giữ vững bản chất của mình trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Muốn vậy mục tiêu hướng tới phải là: “Hồn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hồn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền” [17, tr.126].

Cơ chế giám sát cần hoàn thiện là “bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, của cá nhân đối với lãnh đạo chủ chốt và tổ chức, kể cả đối với người lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên. Kết hợp giám sát của Đảng với giám sát của Nhà nước và giám sát của nhân dân” [18,tr.134].

Bên cạnh việc nâng cao, mở rộng vai trò, phạm vi giám sát của các tổ chức, thiết chế xã hội việc hoàn thiện pháp luật về giám sát trực tiếp của công dân đối với cơ quan hành chính, nhà nước cũng đặt ra yêu cầu cấp bách, bởi dân chủ trực tiếp có quan hệ biện chứng với dân chủ đại diện và mối quan hệ với quyền lực nhà nước là phải song hành. Điều này cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về giám sát của thanh tra nhân dân, pháp luật về thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở, hoạt động của cơ quan truyền thơng, báo chí đồng thời cần tập trung làm tốt cơng tác rà soát hệ thống pháp luật “Bổ sung, hoàn thiện Luật Khiếu nại và tố cáo” và tiến hành đồng bộ với việc “Xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ phẩm chất và năng lực... Thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và phục vụ dân đối với các cơ quan và công chức nhà nước” [18, tr.254].

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w