Về giám sát của các tổ chức xã hội đối với cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 76 - 78)

4 Bình Thuận 90 28 6 02 phiếu không trả lời 79 11 5 Quảng Nam139676010 và 2 phiếu không trả lời

2.2.1.2 Về giám sát của các tổ chức xã hội đối với cơ quan hành chính nhà nước

chính nhà nước

Hiện nước ta có trên 300 tổ chức hội hoạt động trên cả nước, trên 2.000 hội có phạm vi hoạt động cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW và hàng vạn tổ chức hội hoạt động trong phạm vi quận, huyện, thị xã đến cấp xã, phường, thị trấn. Mơ hình tổ chức và hoạt động của hội rất đa dạng, phong phú; Liên hiệp hội, Hội, Tổng hội, Liên đoàn, chi hội, các tổ chức dịch vụ (với tên gọi khác

nhau) hoạt động trên các lĩnh vực rất rộng lớn. Trong các hội, có nhiều tổ chức là thành viên của MTTQ Việt Nam ở các cấp. Một số lớn các hội liên kết trong 3 hiệp hội có tính chất liên hiệp, có tính hệ thống cả nước là: Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (có 57 hội chuyên ngành ở TW, 45 liên hiệp hội tỉnh, thành phố với hơn 80 vạn người); Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam (có 10 hội chuyên ngành ở TW, 64 hội văn nghệ tỉnh, thành phố với hơn 1.000 người); Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (gồm 60 hội hữu nghị với các nước và 32 liên hiệp các hội hữu nghị tỉnh là thành viên). Những hội này có tiếng nói đáng kể nhất trong việc giám sát đối với hoạt động nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên môn. Ở địa phương, tỉnh, thành nào cũng có hội hoạt động, nơi nào kinh tế, văn hố xã hội phát triển nơi đó có nhiều hội ngược lại thì ít hơn [5].

+ Giám sát của các hội trong lĩnh vực xây dựng, pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực liên quan. Với tính chất chuyên ngành, quy tụ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, chun mơn nên chất lượng giám sát, tư vấn, phản biện rất rõ. Điều đó được thể hiện qua các kiến nghị, góp ý đối với các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện như: Dự thảo Luật Đất đai, Luật Tài nguyên- Môi trường, Luật BHXH...

+ Giám sát đối với việc thực hiện pháp luật, chính sách có liên quan. Đó là các lĩnh vực có hoạt động thường xun của hội như: Xố đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường (Liên hiệp các hội khoa và kỹ thuật Việt Nam, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Hội địa chất...); nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ (hầu hết các hội trong liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội các ngành sinh học, Hội tâm lý, Hội đúc luyện kim...); cứu trợ nhân đạo (Hội chữ thập đỏ, Hiệp hội nạn nhân chất độc màu da cam, Hội tương trợ, hữu ái...); xã hội hoá về văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao (các hội thuộc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội tâm lý giáo dục...)

Đa số lĩnh vực các tổ chức xã hội tham gia giám sát đều nằm trong phạm vi mà tổ chức đó có thế mạnh. Việc hội tham gia giám sát được thực hiện qua

việc nắm bắt các thông tin về lĩnh vực chuyên ngành và nêu ra các ý kiến, kiên nghị, góp ý giúp cho cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Mặt khác, các tổ chức xã hội cũng tích cực thực hiện khiếu nại, tố cáo và giám sát thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi hội viên thơng qua các hình thức như: Mở các diễn đàn, thơng qua cơ quan truyền thơng, báo chí, lập ra các trang Web để thu thập thông tin, trao đổi thông tin...

Các tổ chức xã hội, hội, liên hiệp các hội lớn đều có tờ báo hoặc tạp chí chun ngành. Hầu hết các hội có bản tin nội bộ, hệ thống thơng tin, báo cáo. Thơng qua đó là diễn đàn trao đổi thông tin, đánh giá nhận xét đối với hoạt động của cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w