Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 95 - 97)

14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của

3.1.1. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta đang đặt ra những u cầu có tính tồn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt của động bộ máy nhà nước và đời sống xã hội. Đó là sự kết hợp hài hồ giữa đặc điểm Nhà nước pháp quyền hiện đại với đặc tính cơ bản của nền dân chủ XHCN. Cả hai yếu tố trên đều liên quan chặt chẽ đến cơ chế giám sát đối với quyền lực nhà nước, trong đó có giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước.

Nhà nước pháp quyền có những nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung, trong đó quan trọng nhất là: Tính tối cao của luật pháp, sự minh bạch công khai và hợp pháp về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các quyền tự do cơ bản của con người được tôn trọng và bảo vệ... những nguyên tắc trên trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến việc giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, trong đó có quyền lực về hành chính. Hồn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân làm cho bản thân nhà nước dù muốn hay không cũng phải tôn trọng luật pháp; cán bộ công chức và cơ quan nhà nước phải “dè chừng”, hạn chế những “khuất tất”, “vòng vo” trong tiếp xúc, giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân dân; gia tăng “tính có bảo đảm” trong việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước.

Các nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền thường nhấn mạnh vai trò giám sát bên trong, do các cơ quan của bộ máy nhà nước tương ứng với ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp thực hiện, trên nguyên tắc kiểm soát,

đối trọng và chế ước lẫn nhau. Tuy nhiên, những hoạt động trên khơng phải tồn bộ cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, hơn nữa đó chỉ thiên về những cách thức, biện pháp mang tính kỹ thuật trong thiết kế mơ hình nhà nước. Trên thực tế, khơng một cơ quan nào của Nhà nước pháp quyền trong hoạt động của mình lại khơng có mối liên hệ với cơng dân hay các chủ thể xã hội khác và dù muốn hay khơng các cơ quan đó cũng phải chịu sự giám sát từ phía cơng dân và các tổ chức xã hội hay gọi là chịu sự giám sát của nhân dân.

Khác với Nhà nước pháp quyền tư sản, Nhà nước pháp quyền XHCN dựa trên nền tảng phát huy cao độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ XHCN là một hình thức thể hiện quyền tự do bình đẳng của cơng dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là điều kiện cơ bản để thực hiện dân chủ XHCN. Dân chủ XHCN ghi nhận toàn bộ những quyền tự do cá nhân, tự do ngơn luận, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, thư tín, quyền nghỉ ngơi, học hành... Nhà nước bảo đảm cho tất cả công dân được hưởng các quyền đó và tạo điều kiện để cơng dân bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của mình về những vấn đề của đời sống xã hội. Dân chủ ở nước ta trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng Nhà nước pháp quyền XHCN do nhân dân làm chủ. Bài học lớn về dân chủ là phát huy tối đa nội lực và ý thức tự cường của nhân dân; đề cao vai trò của nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; dân chủ đi đôi với chấp hành pháp luật, kỷ cương. Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, tăng cường giám sát của nhân dân chính là biện pháp để thực hành dân chủ XHCN.

Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh:

Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân

dân... Hồn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hồn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền [18, tr.126].

Ở một phương diện khác, Nghị quyết nêu rõ: “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và cơng chức phải thực sự là công bộc của nhân dân” [18, tr.125].

Điều đó chứng tỏ trong đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta không thể thiếu vai trò giám sát của nhân dân, với ý nghĩa là một tất yếu khách quan, là điều kiện bảo đảm phát huy dân chủ XHCN, đồng thời là nội dung cơ chế vận hành của nhà nước trong xã hội.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w