14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của
3.3.5.4. Hồn thiện các quy định về cơng tác tiếp dân, xử lý, trả lời đơn thư dân nguyện
đơn thư dân nguyện
Trên cơ sở Nghị định 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Tổ chức tiếp cơng dân, địi hỏi cơng tác tiếp dân, xử lý, trả lời đơn thư dân nguyện cần phải được luật hoá. Luật hoá nội dung này cần xác định tất cả các cơ quan nhà nước (không phải riêng cơ quan hành chính) đều phải niêm yết quy chế và lịch tiếp công dân. Pháp luật phải quy định cụ thể chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền tiếp dân và giải quyết đơn thư dân nguyện của các cơ quan nhà nước. Hướng hoàn thiện những quy định này là tạo mọi thuận lợi để nhân dân dễ dàng đến cơ quan nhà nước phản ánh, trình bày ý kiến của họ; tất cả các ý kiến của những người đến trực tiếp trình bày cũng như ý kiến trong đơn thư dân nguyện, góp ý cho những vấn đề liên quan đến lợi ích chung và tổ chức, hoạt động của Đảng, Nhà nước... đều phải được tiếp thu, nghiên cứu, xử lý, trả lời. Ít nhất cũng phải trả lời cho dân biết là ý kiến đó đã được tiếp thu đang nghiên cứu, xử lý và trên thực tế phải nghiêm túc thực hiện công tác nghiên cứu, xử lý. Nếu họ phản ánh, kiến nghị không đúng cũng phải làm rõ, còn đối với người lợi dụng để vu khống, bơi nhọ chính quyền, cán bộ cũng phải xử lý cơng minh. Nếu pháp luật được hồn thiện và trên thực tế làm được như vậy thì thơng qua kênh này nhân dân sẽ có cơ hội và điều kiện thực hiện tốt hơn quyền giám sát của mình đối với nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.
KẾT LUẬN
Giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước là một loại giám sát có tính đặc thù trong tổng thể cơ chế giám sát đối với quyền lực nhà nước. Đặc thù bởi các chủ thể giám sát là các tổ chức, cá nhân hoặc thiết chế xã hội khác bên ngồi nhà nước, khơng mang tính “cưỡng chế”, “bắt buộc” như giám sát mang tính quyền lực nhà nước, nhưng có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước. Điều đó, bắt nguồn từ bản chất nhà nước, đặc điểm, cấu trúc của hệ thống chính trị với đặc trưng cơ bản: Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Giám sát của nhân dân thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, là một trong những biện pháp, có tính pháp lý hữu hiệu để kiểm sốt quyền lực nhà nước nói chung, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.
Luận văn với đề tài Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối
với cơ quan hành chính nhà nước được xây dựng với quan điểm cung cấp
những khái niệm cơ bản về giám sát, các loại hình giám sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; phân biệt giám sát với các khái niệm gần nghĩa. Trên cơ sở phân tích q trình phát triển và thực trạng thực hiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam cũng như pháp luật về giám sát của các nước trên thế giới trong thời gian qua và hiện nay. Từ đó luận giải các u cầu khách quan địi hỏi hồn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước dựa trên các tiêu chí làm cơ sở cho hoàn hiện pháp luật trong thời gian tới.
Mặt khác, bản chất nhà nước và đặc điểm hệ thống chính trị nước ta cùng với yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế, tiến trình dân chủ hố, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân và thực trạng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước địi hỏi phải tăng cường giám sát và phản biện của MTTQ, các đoàn thể nhân dân, các
thiết chế xã hội khác và giám sát trực tiếp của cơng dân cũng như phải hồn thiện pháp luật để giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước thực sự có hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới.
Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, các thiết chế xã hội và cả hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4, Hiến pháp 1992). Hồn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước nói riêng phải được thực hiện dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng và thực tiễn của đời sống xã hội. Đó là những tư tưởng, quan điểm chi phối quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời đó cũng là những biện pháp, phương tiện bảo đảm để pháp luật phát huy hiệu quả trên thực tế.
Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước địi hỏi phải có giải pháp tồn diện, đồng bộ, với bước đi thích hợp. Đó khơng chỉ là những giải pháp, cơ chế trên cơ sở pháp luật mà còn là những giải pháp chi tiết, bao gồm các nội dung cần bổ sung, hồn thiện theo các tiêu chí kỹ thuật lập pháp. Như vậy, với việc đề xuất ban hành Luật giám sát của nhân dân, Luật trưng cầu ý dân, Luật về công chức, công vụ; sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Báo chí…; bổ sung các quy định của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Cơng đồn; hồn thiện pháp luật về thanh tra nhân dân, ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở... và các văn bản pháp luật có liên quan... chính là những giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Trong tiến trình dân chủ hố mọi mặt của đời sống xã hội và hoạt động của nhà nước, giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước là một trong những yêu cầu cấp bách mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Việc đề cao và từng bước hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân cần chú trọng vai trị giám sát trực tiếp của cơng dân, đồng thời, cần mở rộng và cụ thể hố hơn nữa vai trị giám sát của các tổ chức xã hội, tập thể lao động và các thiết chế xã hội khác, từng bước chuyển giao một số hoạt động giám sát
của cơ quan nhà nước cho các tổ chức xã hội đảm nhận. Tiếp tục đề cao vai trò của cơ quan báo chí- truyền thơng trong tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, coi đó là phương tiện giám sát hữu hiệu của cơng dân.
Hồn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước sẽ góp phần hồn thiện thể chế dân chủ, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế; hỗ trợ cho việc phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảm bảo cho hoạt động nhà nước được đúng hướng với nền hành chính trong sạch, thơng suốt, hiện đại, hiệu quả và phục vụ nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có chất lượng, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Đó cũng là ý nghĩa và mục đích đề ra của luận văn này./.