Các quy định về quy trình, thủ tục giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 29 - 32)

với cơ quan hành chính nhà nước

Pháp luật nước ta quy định khá chặt chẽ, cụ thể về chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức giám sát nhưng thiếu cụ thể về quy trình, thủ tục và hậu quả pháp lý giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước.

- Đối với các tổ chức chính trị- xã hội.

+ Ở Trung ương, Chính phủ thường xuyên mời Chủ tịch Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, người đứng đầu cơ quan TW của các đoàn thể nhân dân dự phiên họp của Chính phủ khi bàn về vấn đề có liên quan.

Thường xuyên thông báo cho Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các cơ quan TW của các đoàn thể nhân dân về tình hình kinh tế- xã hội, các quy định, chủ trương, cơng tác lớn của Chính phủ.

Xây dựng cơ chế phối hợp bằng các quy chế hoạt động giữa Chính phủ với MTTQ, các đồn thể nhân dân, như: tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, động viên tổ chức nhân dân tham gia xây dựng củng cố chính quyền, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật nhà nước... Định kỳ hàng năm có

chương trình làm việc trực tiếp với Thủ tướng, thơng qua hoạt động đó MTTQ và các tổ chức thành viên góp ý, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề nhằm giúp cho hoạt động (xây dựng, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật...) của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất toàn diện và hiệu quả hơn.

Mặt khác, MTTQ, các đồn thể nhân dân thơng qua chương trình phối hợp liên tịch với các bộ, cơ quan ngang bộ trong thực hiện các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mục đích yêu cầu của Mặt trận, các đoàn thể cũng như của bộ, ngành. Thông qua hoạt động phối hợp, hoạt động giám sát được thực hiện để quy chế, nghị quyết, thông tư liên tịch được thực hiện nghiêm chỉnh, có kết quả tốt.

Như vậy, hoạt động giám sát của MTTQ, các đoàn thể nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước cao nhất chủ yếu thông qua việc tham dự các cuộc họp, qua việc lấy ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, qua việc công khai xem xét các báo cáo, chương trình, đề án cơng tác; qua việc xác lập quy chế phối hợp hoạt động...

+ Ở địa phương, giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội đối với cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, cơng chức nhà nước thực hiện với quy trình, thủ tục sau: người đứng đầu các tổ chức thành viên của MTTQ, Trưởng ban công tác Mặt trận tiếp nhận đơn giám sát, ý kiến phản ánh của nhân dân, hội viên, đồn viên sau đó phân loại, lựa chọn các sự việc có nội dung, địa chỉ rõ ràng gửi Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp xã; Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp xã tiếp nhận đơn giám sát, ý kiến phản ánh trực tiếp của người dân, người đứng đầu tổ chức thành viên, Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân để phân loại xử lý. Khi cần thiết Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp xã thành lập tổ giám sát. Nội dung giám sát, thành phần tổ giám sát, kế hoạch giám sát do Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp xã quyết định sau khi thống nhất với Thường trực HĐND cùng cấp. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp xã có trách nhiệm tổ chức đối thoại

để làm rõ nội dung giám sát khi có yêu cầu của đối tượng bị giám sát; sau khi có văn bản trả lời, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp xã thông báo để tổ chức, cá nhân đã gửi kiến nghị, đơn giám sát biết.

Giám sát của Ban Thanh tra nhân dân đối với hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn được thực hiện với quy trình thủ tục: Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát thông qua việc tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân hoặc trực tiếp thu thập thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của thanh tra nhân dân. Để thực hiện quyền của mình, Ban Thanh tra nhân dân, sử dụng 2 con đường trực tiếp hoặc thông qua Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiến nghị, xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và giám sát việc giải quyết kiến nghị đó.

Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thực hiện quy trình, thủ tục giám sát theo hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Chấp hành Cơng đồn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó. Ban Thanh tra nhân dân

- Đối với các tổ chức xã hội: Một số tổ chức xã hội là thành viên của

Mặt trận thì giám sát theo trình tự, thủ tục của Mặt trận và các tổ chức thành viên. Những tổ chức chưa tham gia hoặc tham gia nhưng thực hiện chức năng giám sát của mình độc lập thì quy trình, thủ tục của chủ thể giám sát này bao gồm: Giám sát thông qua việc nắm bắt theo dõi thông tin về hoạt động của cơ quan hay cá nhân có chức vụ, quyền hạn của nhà nước và kiến nghị với cơ quan, cấp có thẩm quyền; tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến những lĩnh vực, ngành nghề mà các tổ chức xã hội có trách nhiệm bảo vệ; thơng qua các đơn vị có chức năng tư vấn chuyên môn về pháp luật và các lĩnh vực dịch vụ cơng khác; tham gia các đồn giám

sát việc thi hành pháp luật do chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập.

- Đối với các tập thể lao động: Trình tự, thủ tục giám sát của các chủ

thể này chủ yếu là theo dõi, đánh giá những quy trình, thực hiện trách nhiệm cơng vụ của cán bộ, viên chức nhà nước xem có đúng chính sách pháp luật hay không. Hoạt động tiếp xúc đối thoại giữa các tập thể lao động nhất là các doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước (từ cấp Trung ương đến cơ sở) để thực hiện quyền giám sát...

- Đối với cơ quan báo chí: Luật báo chí quy định việc thu thập thơng

tin, tư liệu, tài liệu của báo chí địi hỏi phải có trình tự, thủ tục chặt chẽ trên cơ sở pháp luật và quy tắc nghề nghiệp. Theo đó, việc đưa tin về hoạt động của cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước bao gồm đưa tin mặt tích cực hay tiêu cực của hoạt động bộ máy nhà nước đòi hỏi phải trung thực, khách quan, kịp thời; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật, trường hợp khơng cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với cá nhân công dân: giám sát đối với cơ quan hành chính nhà

nước được thực hiện với các trình tự, thủ tục quy định ở Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật MTTQ Việt Nam, Luật Thanh tra, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các nghị định, thơng tư của Chính phủ, các bộ,... trình tự, thủ tục giám sát chính là việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w