14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước phải bảo đảm tính khả thi và hiệu lực, hiệu
quan hành chính nhà nước phải bảo đảm tính khả thi và hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của nhân dân
Quan điểm hồn thiện pháp luật cịn được thể hiện trong Nghị quyết 48 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Bên cạnh mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai minh bạch... hướng xây dựng pháp luật nêu rõ: “Thể chế hoá nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử, bảo đảm để nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát bằng nhiều hình thức việc thi hành pháp luật của các cơ quan, công chức nhà nước” [17, tr.4]. Mặt khác, nghị quyết cũng nêu cụ thể phải “Hoàn thiện pháp luật về… quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đối với các hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức; mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước; ban hành Luật về trưng cầu ý dân” [17, tr.7].
Điều đó cho thấy quan điểm hồn thiện hệ thống pháp luật của Đảng ta nhằm giữ vững bản chất dân chủ của Nhà nước, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; phát huy dân chủ XHCN và hồn thiện thể chế giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước.
Giám sát của nhân dân ngày càng có vị trí, vai trị quan trọng đối với quyền lực nhà nước nói chung, cơ quan hành chính nhà nước nói riêng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giám sát của nhân dân đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đầy đủ và hoàn thiện hơn.