Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân nhằm nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tham

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 104 - 105)

14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của

3.2.2.Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân nhằm nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tham

cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra yêu cầu phải xây dựng và hồn thiện thể chế giám sát. Bởi vì, nếu khơng có một cơ chế giám sát hồn chỉnh, trong đó có giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước thì khơng thể phát huy được dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền. MTTQ và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tăng cường vai trò của MTTQ và các tổ chức thành viên trong tham gia giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng X đòi hỏi “Nhà nước phải bổ sung pháp luật” để mở rộng phạm vi, thẩm quyền giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên, trong đó cần quy định rõ về chủ thể, quyền chủ thể giám sát; đối tượng, trách nhiệm của đối tượng chịu giám sát; nội dung, phương thức, trình tự, thủ tục giám sát, hiệu quả pháp lý của giám sát... Có như vậy giám sát của Mặt trận, các tổ chức thành viên đối với cơ quan hành chính nhà nước mới khơng rơi vào hình thức, kém hiệu quả. Có như vậy, quyền làm chủ của nhân dân thông qua hoạt động giám sát mới được phát huy hiệu quả trong thực tế. Mặt khác, phải bổ sung pháp luật vì pháp luật hiện hành quy định về giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên còn rất chung chung, tản mạn, thiếu một cơ chế thực hiện hiệu quả...

Trên cơ sở quan điểm đó địi hỏi “Nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”[18,tr43]. Điều này xuất phát từ thực trạng giám sát của Mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội, các tập thể lao động... đối với quyền lực nhà nước nói chung, cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Việc bổ sung pháp luật để nâng cao, mở rộng vai trò, phạm vi giám sát

của các chủ thể mang tính nhân dân là điều kiện để làm trong sạch hoạt động của bộ máy nhà nước đồng thời cũng nâng cao vai trò của Mặt trận, các tổ chức xã hội trong tham gia quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền nhân dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dân tộc đồng thời cũng làm sáng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa Đảng- Nhà nước và nhân dân, trong đó nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Nhân dân khơng chỉ có quyền mà cịn có trách nhịêm tham gia giám sát đối với quyền lực nhà nước.

Đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai Quy chế MTTQ Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư trên toàn quốc. Mặt khác cần mở rộng phạm vi, thẩm quyền giám sát độc lập của các chủ thể là thành viên Mặt trận, các tổ chức xã hội, tập thể lao động, cơ quan báo chí và giám sát trực tiếp của công dân. Thừa nhận một chủ thể hay một loại chủ thể có thể tham gia vào nhiều hình thức giám sát khác nhau.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 104 - 105)