14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của
3.3.5.1. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân
Nghị quyết 48 của Bộ Chính trị khố IX chỉ rõ:
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định và hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước Tồ án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng cơng khai, đơn giản thuận lợi cho dân, đồng thời bảo đảm tính thơng suốt, hiệu quả của quản lý hành chính [17, tr.4].
Hồn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo cần phải tách Luật Khiếu nại, tố cáo thành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, do có sự khác nhau của khiếu nại và tố cáo cả về bản chất, trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết. Sửa đổi cơ chế giải quyết khiếu nại theo hướng: gắn trách nhiệm giải quyết khiếu nại với người đã ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên tập trung làm nhiệm vụ đơn đốc, kiểm tra việc giải quyết của cấp dưới và xử lý các vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, không giải quyết thay cho cấp dưới; bổ sung quy định về giải quyết khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng và quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa đúng pháp luật; bổ sung các quy định về xử lý việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động, lơi kéo, gây rối làm mất trật tự cơng cộng, cản trở hoạt động bình thường, đúng pháp luật của cơ quan nhà nước; bổ sung quy định về xử lý các trường hợp chây ỳ cố tình khơng chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo cuối cùng và khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật đúng pháp luật. Bổ sung khái niệm khiếu nại, tố cáo đông người và các nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục
được khiếu nại tố cáo đông người và việc giải quyết khiếu nại tố cáo đơng người... của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để pháp luật khiếu nại, tố cáo tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia giám sát hoạt động của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước, cần hoàn thiện pháp luật về hoà giải ở cơ sở gắn việc giải
quyết khiếu nại tố cáo với thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở.
Tăng cường vai trị của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong hoạt động hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan hành chính nhà nước. Mặt khác, cần hồn thiện chế độ trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong việc xem xét, giải quyết, thực hiện kiến nghị của Mặt trận, các tổ chức xã hội và công dân về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.