Yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 99 - 101)

14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của

3.1.3. Yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước

Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững”. Theo số liệu của Thường trực Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế thuộc Bộ Thương mại, đến nay nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ thương mại với 160 nước, thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty và tập đoàn thuộc 70 nước và vùng lãnh thổ, tranh thủ viện trợ của 45 nước và các định chế tài chính, thương mại quốc tế; đã gia nhập ASEAN, gia nhập APEC và năm 2006 đã hoàn thành việc gia nhập và là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều đó, đã và đang dẫn đến những đổi thay lớn trong hệ thống chính sách, pháp luật cũng như cách thức, phương pháp quản lý của Nhà nước ta.

Tồn cầu hố và mở cửa nền kinh tế gắn liền với yêu cầu khắt khe là phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường mà ở Việt Nam đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế thị trường địi hỏi mang tính chuẩn mực chung của các nước trong mối quan hệ giữa Nhà nước- chủ thể quản lý với doanh nghiệp và các bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nơi đó, tiếng nói của doanh nghiệp, quy luật của thị trường được thể hiện đậm nét trong các chính sách, cơng cụ biện pháp quản lý của nhà nước.

Kinh tế thị trường đi liền với các ngun tắc về sự cơng khai minh bạch trong chính sách, pháp luật và trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Đó cũng là những nguyên tắc cơ bản của các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã tham gia (APEC. WTO...). Trên thực tế, những thay đổi về luật lệ thương mại sẽ ảnh hưởng kéo theo sự thay đổi của quan hệ hành chính, dân sự... nhất là vấn đề trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong việc mở rộng quyền khiếu kiện của dân đối với các quyết định và hành vi hành chính của cơ quan nhà nước.

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là hội nhập về pháp luật, pháp luật là phương tiện, công cụ để đảm bảo cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế được phù hợp với “Luật chơi chung” của quốc tế. Điều đó đặt ra là phải tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường, đẩy

mạnh cải cách nền hành chính nhà nước hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới đề ra.

Hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện những cam kết đa phương, song phương giữa nước ta với các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển ln bao hàm nội dung mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự, đặc biệt là quyền tham gia các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và tập đồn xun quốc gia của tổ chức, cá nhân. Ví dụ: Nội dung Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ có điều, khoản quy định: “Các bên cho phép công dân và công ty của bên kia được tiếp cận các thơng tin thương mại, sở hữu trí tuệ, dịch vụ, đầu tư... khơng phải là bí mật của nền kinh tế quốc dân”; “Ở mức độ có thể, mỗi bên cho phép bên kia cơ hội góp ý kiến đối với việc xây dựng luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ...”. Đó là xu hướng khách quan mà nhà nước ta phải tính đến trong nội dung tăng cường giám sát của các tổ chức xã hội, cá nhân công dân đối với quyền lực nhà nước.

Trên một khía cạnh khác, các thế lực thù địch đang ra sức chống phá nước ta thông qua chiến lược “Diễn biến hồ bình” với các thủ đoạn thâm độc, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do... Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giám sát nói chung, về giám sát của nhân dân nói riêng đối với quyền lực nhà nước qua kênh chính thức, được thừa nhận và quy định bằng pháp luật, nhằm tránh sự cơng kích cho rằng chúng ta bảo thủ, khép kín, hạn chế sự tham gia của công dân và công việc nhà nước, độc tôn và áp đặt quyền lực nhà nước lên đời sống xã hội...; đồng thời qua việc tham gia giám sát rộng rãi của nhân dân trên cơ sở quy định của luật pháp giúp cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình đúng pháp luật, khơng sa vào hành động thái quá, dân chủ cực đoan...

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w