14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ,
quan hành chính nhà nước nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, thơng suốt, hiện đại và hiệu quả
Việc hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về giám sát của nhân dân nói riêng, địi hỏi phải tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ nhằm mở rộng chủ thể giám sát mang tính nhân dân đối với quyền lực nhà nước, nhất là quyền lực về hành chính. Bởi giữa nhà nước và công dân trong Nhà nước pháp quyền có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, chỉ khi ngang quyền được bảo đảm bằng cơ chế pháp lý thì nghĩa vụ, trách nhiệm mới tương ứng và phát huy trong thực tế. Do vậy muốn phát huy vai trò giám sát của nhân dân phải hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy sáng kiến của nhân dân, sức mạnh của toàn dân, trong đấu tranh với các biểu hiện
thoái hoá, biến chất và các hành vi tiêu cực khác trong “cơ quan công quyền” phải gắn liền với đổi mới và tăng cường vai trò giám sát của cả hệ thống chính trị. Phải có cơ chế buộc “lãnh đạo các cấp phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của đảng viên và nhân dân”, đồng thời với xây dựng “cơ chế để nhân dân bày tỏ ý kiến đối với những quyết định lớn” [18, tr.135].
Hiệu quả hoạt động hành chính phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước. Do đó, bên cạnh việc tăng cường chủ thể và hoạt động giám sát của các tổ chức, thiết chế mang tính nhân dân đối với cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước thì cần thiết phải: “Xây dựng và hồn thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính nhà nước” [17, tr.4]. Theo mục tiêu là “xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có số lượng cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, cơng chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thực thi công vụ, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân” [33, tr.371].
Xây dựng một cơ chế tổ chức thực thi quyền lực nhà nước theo phương châm: Cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà “pháp
luật cho phép” cịn cơng dân thì được làm “tất cả những gì pháp luật khơng cấm”. Ngồi phạm vi giới hạn quyền hạn được pháp luật quy định, các cơ
quan, cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì gây thiệt hại cho xã hội và cơng dân. Vấn đề đó đặt ra là phải sớm xây dựng và ban hành Luật về công chức, công vụ trong thời gian tới. Luật đó, cần xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, đồng thời đề cao và thực hiện có hiệu quả giám sát của nhân dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước nhằm ngăn chặn đẩy lùi những tiêu cực, hạn chế ở đó.