Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về giám sát của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, trong đó có cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 47 - 49)

của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, trong đó có cơ quan hành chính nhà nước

Giám sát của nhân dân được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Các quy phạm về giám sát của nhân dân tập hợp lại hình thành nên một chế định pháp luật về giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, trong đó có quyền lực nhà nước về hành chính. Tuy nhiên, thực tế các quy phạm đó nằm trong nhiều văn bản khác nhau và có thể được trình bày theo hệ thống thứ tự về giá trị pháp lý từ cao xuống thấp.

(1) Hiến pháp: Quy định những vấn đề cơ bản nhất về bản chất quyền

lực nhà nước và việc tổ chức thực thi quyền lực thông qua bộ máy các cơ quan nhà nước; ghi nhận và bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội... trong Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, các quy định của Hiến pháp đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước trong đó có quyền lực hành chính nhà nước.

Bản chất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được ghi nhận xuyên suốt trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và sửa đổi năm 2001. Do đó, giám sát của nhân dân cũng được Hiến pháp thừa nhận và quy định tập trung ở các điều của chương I về chế độ chính trị và một số điều trong chương V về quyền và nghĩa vụ của công dân.

(2) Luật: Gồm các bộ luật và luật nhằm cụ thể hoá những nguyên tắc

quy định trong Hiến pháp thành các quy định về quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể trong các lĩnh vực, nội dung giám sát của nhân dân. Trong hệ thống pháp luật hiện hành, các quy định về giám sát của nhân dân được thể hiện nhiều trong các luật về MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội; một bộ phận quy phạm có tính chất chung nằm trong các luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật bầu cử đại biểu HĐND, Luật tổ chức Quốc hội..., một số quy định

có tính ngun tắc về giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước về các lĩnh vực chuyên ngành như Bộ Luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

(3) Văn bản dưới luật: Văn bản dưới luật quy định các nội dung liên

quan đến giám sát của nhân dân đối với cơ quan nhà nước có phạm vi rất rộng với số lượng lớn, bao gồm: pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thơng tư, quyết định, chỉ thị của các bộ, cơ quan ngang bộ; nghị quyết của HĐND các cấp; quyết định, chỉ thị của UBND các cấp... đây là những văn bản quy phạm nhằm cụ thể hoá, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Hiến pháp, luật trong hoạt động giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước. Đó là, Pháp lệnh cán bộ, cơng chức, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16/8/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật MTTQ Việt Nam; Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; các nghị định: số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998; số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2/1999; số 79/2003/NĐ- CP ngày 7/7/2003 về ban hành các quy chế thực hiện quy chế dân chủ ở xã, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Thông tư số 12/2004/TT-BNV ngày 20/12/2004 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

Trong hệ thống văn bản về giám sát của nhân dân điều đặc biệt là có một bộ phận khá lớn các văn bản liên tịch giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị- xã hội phối hợp ban hành, như: Nghị quyết liên tịch số

05/2006/NQLT-CP-UBTW MTTQVN ngày 21/4/2006 giữa Chính phủ và Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam về việc ban hành Quy chế “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư”; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTTUBTWMTTQVN-BNV ngày 12/5/2005 giữa Ban Thường trực Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam và Bộ Nội vụ về hướng dẫn quy trình, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; các quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức vụ do HĐND cấp xã bầu...

Tóm lại, khác với giám sát của cơ quan mang tính quyền lực nhà nước,

giám sát của nhân dân được quy định ở khá nhiều các văn bản dưới luật và trong các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị-xã hội.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 47 - 49)