Hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội đối với cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 111 - 113)

14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của

3.3.2. Hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội đối với cơ quan hành chính

trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đối với cơ quan hành chính nhà nước

Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội đã khá nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, các quy định đó phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc giám sát đối với hoạt động cơ quan nhà nước cấp cơ sở. Đối với cấp huyện, tỉnh, Trung ương quyền giám sát mới chỉ được quy định theo nguyên tắc chung (nêu lên) và thực hiện qua việc hướng dẫn cấp dưới thực hành quyền giám sát và tổng hợp ý kiến từ dưới lên; chưa có văn bản hướng dẫn để MTTQ, các đồn thể nhân dân từ cấp huyện trở lên thực hành quyền giám sát các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới. Quy định giám sát đối với cấp cơ sở cũng mới chỉ tập trung cho một loại hình là khu dân cư (xã, phường, thị trấn) và mới chỉ làm điểm ở 5 tỉnh, thành phố. Vì vậy, cần hồn thiện, bổ sung những văn bản pháp luật quy định về giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên mà trước hết cần nghiên cứu, tiếp tục bổ sung các quy chế, quy định, cụ thể hoá thẩm quyền, nội dung, biện pháp, cách thức bảo đảm cho quyền giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên có cơ sở pháp lý để thực hiện trên toàn quốc và ở tất cả các cấp, tương ứng với bộ máy nhà nước, khơng loại trừ cấp nào, tránh tình trạng “nhẹ trên, nặng dưới”. Để khắc phục hạn chế đó, có thể nghiên cứu thực hiện theo các phương án sau:

Thứ nhất, tập trung rà soát các quy định pháp luật về giám sát của Mặt

trận, các đoàn thể nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm loại bỏ các quy phạm chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn hoặc chung chung không cụ thể và thiếu khả thi nhất là trong các luật về tổ chức và hoạt động của Mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội như: Luật MTTQ, Luật Cơng đồn, Luật Bình đẳng giới, Luật Thanh niên...; cần chi tiết hố phạm vi, chức năng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý mà giám sát Mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện đối với hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức

nhà nước trong các luật như: Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Khiếu nại, tố cáo...

Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung Luật MTTQ Việt Nam, Nghị định

50/2001/NĐ-CP theo hướng chi tiết hơn điều 12 của Luật, điều 13 của Nghị định và các điều, khoản liên quan đến hoạt động giám sát của Mặt trận, các tổ chức thành viên. Pháp luật cần quy định cơ chế phối hợp chung giữa Mặt trận với các chủ thể giám sát khác về thông tin, nghiệp vụ, cần tăng cường phối hợp trong hoạt động giám sát giữa, MTTQ, các tổ chức thành viên với những cơ quan có chức năng giám sát, thanh tra, kiểm tra của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các văn bản luật, pháp lệnh trực tiếp liên quan

đến hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị- xã hội ban hành đã lâu và có những bất cập, hạn chế hoặc lạc hậu, như: Luật Cơng đồn, Pháp lệnh Cựu chiến binh. Trong xây dựng nghị định của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật Thanh niên, Luật Bình đẳng giới... cần chú ý đến phạm vi, thẩm quyền của các tổ chức chính trị- xã hội trong hoạt động giám sát đối với cơ quan nhà nước; trách nhiệm cụ thể của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị- xã hội.

Thứ tư, Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc liên hiệp và phối hợp thống

nhất hành động, tuy nhiên mối quan hệ giữa Uỷ ban MTTQ với các tổ chức thành viên và trong quan hệ giám sát chỉ do Điều lệ Mặt trận quy định chứ chưa được quy định bởi pháp luật. Điều này khiến việc phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội là thành viên của Mặt trận cịn mờ nhạt, thậm chí lẫn vào trong giám sát của cơ quan Mặt trận (không phải là sức mạnh của hệ thống), do đó, các tổ chức thành viên ít thể hiện được vai trị giám sát. Hồn thiện pháp luật giám sát của nhân dân khơng thể khơng tính đến vai trị giám sát của Mặt trận, các đồn thể nhân dân trong một hệ thống, đồng thời cần phát huy giám sát độc lập của Mặt trận cũng như của các tổ chức thành viên. Mặt khác, khi phối hợp giám sát lại tạo ra sức mạnh tổng hợp, hiệu quả.

Thứ năm, ở nước ta hiện có hai loại hình thanh tra là Thanh tra Nhà

nước và Thanh tra nhân dân. Vai trò của MTTQ trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhân dân rất quan trọng nhưng chưa có cơ chế pháp lý và biện pháp bảo đảm cho tổ chức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ sở phát hiện hiệu quả giám sát với cơ quan nhà nước, phạm vi giám sát hẹp, ở một góc độ nào đó Ban Thanh tra nhân dân như là cấp dưới của chính quyền: "Khi được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giao xác minh những vụ việc nhất định, Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi, nhiệm vụ được giao” [59, tr41]. Như vậy Ban thanh tra là “cấp dưới” “phương tiện” “công cụ”, “cánh tay nối dài” của chính quyền chứ khơng có tính “độc lập”, “khách quan”, “bên ngoài” để giám sát nữa. Ở đây đối tượng giám sát lại là “cấp trên” của chủ thể giám sát, do đó cần phải được sửa đổi cho hợp lý. Mặt khác, cần tách Luật thanh tra thành Luật Thanh tra nhà nước và Luật Thanh tra nhân dân. Khi giám sát của nhân dân được luật hoá với những quy định cụ thể về chức năng, phạm vi, thẩm quyền, nội dung, hình thức, phương pháp... sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp Ban Thanh tra nhân dân hoạt động hiệu quả tránh rơi vào hình thức. Chủ thể giám sát của nhân dân cần mở rộng, đối tượng giám sát của nhân dân cần xác định chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, cơng chức ở đó. Luật đó, cần có cơ chế pháp lý giám sát trực tiếp của cá nhân công dân đối với cơ quan hành chính nhà nước. Đặc biệt hậu quả pháp lý giám sát của nhân dân phải trực tiếp, tương ứng với vai trị, u cầu nhiệm vụ, giám sát đặt ra. Ngồi ra pháp luật cần quy định cụ thể các điều kiện bảo đảm cho Ban Thanh tra nhân dân hoạt động hợp lý để có hiệu quả.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w