14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của
3.3.5.3. Xây dựng và ban hành Luật trưng cầ uý dân
Trưng cầu ý dân là hình thức cao nhất của dân chủ trực tiếp, là hình thức để nhân dân trực tiếp bày tỏ ý kiến của mình đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, qua đó để nhà nước có sự lựa chọn, quyết định đúng đắn hợp với lòng dân. Xây dựng và ban hành Luật Trưng cầu ý dân được xác định trong Nghị quyết 48/NQ-BCT của Bộ Chính trị khố IX.
Trong thực tiễn pháp lý, hình thức thể hiện ý chí trực tiếp của nhân dân quyết định vấn đề lớn của đất nước được coi là trưng cầu ý dân. Vấn đề trưng cầu ý dân được quy định trong các văn bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và sửa đổi, bổ sung năm 2001, tuy nhiên chưa một lần được thực hiện trên thực tế vì lý do chiến tranh và điều kiện đất nước. Mặt khác, pháp luật cũng chưa cụ thể hoá quy định của Hiến pháp về trưng cầu ý dân do đó muốn phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội cần thiết phải mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp và Luật trưng cầu ý dân phải đảm bảo được yêu cầu đó.
Trong Luật trưng cầu ý dân cần quy định rõ ràng những vấn đề nào Nhà nước phải đưa ra để nhân dân tham gia ý kiến và biểu quyết, mức độ tham gia đến đâu, trình tự, thủ tục, điều kiện tiến hành trưng cầu ý dân; hệ quả pháp lý của kết quả trưng cầu ý dân...
Việc xây dựng và ban hành Luật trưng cầu ý dân là cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình đối với những vấn đề lớn quan trọng của đất nước bên cạnh những vấn đề trực tiếp ở cơ sở, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nó có ý nghĩa hồn thiện nền dân chủ XHCN theo mục tiêu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra ở nước ta.