4 Bình Thuận 90 28 6 02 phiếu không trả lời 79 11 5 Quảng Nam139676010 và 2 phiếu không trả lời
2.2.1.5. Về giám sát trực tiếp của công dân
Cơng dân, những người có năng lực hành vi và năng lực pháp luật, có quyền giám sát hoạt động của tất cả cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bất kể cơ quan đó ở TW hay địa phương, cán bộ, cơng chức đó có chức vụ cao hay thấp mà khơng có bất kỳ sự hạn chế nào. Tuy nhiên thực tế, công dân thường giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện và bảo vệ các quyền chủ thể của họ do pháp luật quy định. Ví dụ: khi đi học, đi thi cơng dân có quyền giám sát đối với hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục; khi thực hiện quyền kinh doanh, cơng dân có quyền giám sát các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, hải quan, quản lý thị trường...
- Về hoạt động giám sát thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành năm 1998, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 và tiếp tục được bổ sung, sửa đổi năm 2004. Theo đó, cơng dân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước khi họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cũng như có quyền
tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.
Do tính chất, đặc điểm là trực tiếp, gần dân, động chạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân bởi các quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nên khiếu nại, tố cáo của công dân đối với cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, cơng chức ở các cơ quan đó bao giờ cũng nhiều hơn rất nhiều lần so với các cơ quan khác của hệ thống chính trị như: cơ quan Đảng, đồn thể, Quốc hội, Hội đồng nhân dân...
Theo báo cáo của Chính phủ: Tổng hợp từ năm 1999 đến hết quý I/2004, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận 878.053 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 639.590 đơn đủ điều kiện để xem xét giải quyết (558.401 đơn khiếu nại và 81.189 đơn tố cáo). Số còn lại là đơn thư trùng lặp, gửi vượt cấp khơng thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước [8, tr.2].
Về nội dung khiếu nại: Đơn khiếu nại liên quan đến đất đai, nhà cửa chiếm trên 60%. Về nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ cơ sở mất dân chủ, lợi dụng chức quyền tham nhũng (trong việc cấp đất, bán đất, mua, bán nhà cửa ở các dự án khu đơ thị, xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng); vi phạm thu, chi tài chính, trù dập bao che cho cán bộ sai phạm (chiếm 60% trên tổng số đơn thư tố cáo).
Về công tác tiếp dân: Tổng hợp từ 1999 đến hết quý I năm 2004, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 1.360.032 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Trụ sở TW Đảng, Chính phủ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng thời gian đó đã tiếp 94.890 lượt người. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại từ năm 1999 đến tháng 5/2004, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết được 459.243/639.590 đơn khiếu nại và 55.301/81.189 đơn tố cáo, tỉ lệ giải quyết trên 80%. [8, tr 5-6]
Sau khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, ngày 19/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số
53/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo thay thế các nghị định hướng dẫn trước đây cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.
Ngày 27/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26 CP/2004/CT-TTg chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 30/2004/QH 11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội.
Từ quý II/2004 đến quý III/2005 trụ sở tiếp dân của TW Đảng và Nhà nước đã tiếp 17.036 lượt cơng dân; cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các ngành đã tiếp 332.392 lượt công dân; tiếp nhận 204.879 đơn thư, trong đó có 109.627 đơn khiếu nại, 45.748 đơn tố cáo và 49.504 là kiến nghị phản ánh. Kết quả đã giải quyết 77.561/90.221 đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Kiến nghị thu hồi cho nhà nước, tập thể, công dân 45 tỷ 285 triệu đồng và 486,6 ha đất các loại; xử lý kỷ luật hành chính 1.909 người và chuyển cơ quan điều tra 74 vụ việc với 114 đối tượng [9, tr.4].
Từ tháng 10/2005 đến tháng 10/2006 trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp trên 24.000 lượt cơng dân, tiếp nhận trên 34.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã tiếp 247.518 lượt người khiếu nại, tố cáo. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các ngành tiếp nhận 62.884 đơn khiếu nại, 13.331 đơn tố cáo, 32.488 kiến nghị, phản ánh. Qua phân loại xử lý có 50.501 đơn khiếu nại và 8.385 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết. Đã giải quyết được 32.477 đơn khiếu nại (64,3%) và 5.537 đơn tố cáo (66%); đã kiến nghị xử lý hành chính 660 người, chuyển cơ quan xem xét trách nhiệm hình sự 16 vụ việc với 21 người; kiến nghị thu hồi cho nhà nước, tập thể, công dân 52 tỷ 329 triệu đồng và 461,3 ha đất [10, tr.6].
Qua tổng hợp số liệu từ năm 1998 đến 2006 của Thanh tra Chính phủ cho thấy số đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến cơ quan hành chính nhà nước các cấp và bộ, ngành được giải quyết hàng năm đều đạt trên 80%. Tuy nhiên, những năm gần đây vấn đề khiếu kiện đông người, khiếu
kiện vượt cấp, khiếu kiện khi đã có quyết định cuối cùng... có diễn biến với tính chất, mức độ ngày càng nhiều và phức tạp. Việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân là quyền hiến định, được pháp luật quy định và bảo vệ. Nhân dân thực hiện quyền đó và cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyết đúng đắn theo pháp luật. Theo dữ liệu một số kỳ họp Quốc hội những năm qua cho thấy, trong số đơn tố cáo của nhân dân thì 90% là đúng sự thật, chỉ có 10% là khơng đúng hồn tồn. Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, số Chủ nhật ra ngày 20/5/2006, dẫn số liệu của Thanh tra Chính phủ khẳng định 50% số đơn, thư tố cáo nặc danh có nội dung phản ánh đúng sự thật.
Bảng 2.3: Đánh giá về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đơn vị tính: người
TT Tỉnh Người được
hỏi
Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tốt Chưa tốt Không hoạtđộng
1 Bắc Giang 250 221 29 0 2 Đà Nẵng 39 31 8 0 3 Long An 65 47 18 0 4 Bình Thuận 90 69 21 0 5 Quảng Nam 139 109 30 0 6 Hậu Giang 102 80 22 0 7 Lâm Đồng 43 33 10 0 8 Đồng Nai 257 236 21 0 Cộng 985 826 159 0
Nguồn: Theo kết quả điều tra của Vụ chính quyền địa phương, Bộ Nội Vụ, tháng 11 năm 2004.
- Giám sát thơng qua các hình thức quy định trong quy chế thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở.
Một nhóm nội dung giám sát trực tiếp của cơng dân rất quan trọng đó là việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở lần đầu tiên được Chính phủ ban hành kèm Nghị định 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 79/2003NĐ-CP ngày
7/7/2003 của Chính phủ và được nâng lên thành Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 34/2007/ PLUBTVQH 11 ngày 20/4/2007, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007. Với tinh thần xuyên suốt là thể chế hoá quan điểm của Đảng về dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở xã theo Nghị định 79/2003/NĐ- CP, đến năm 2006, cả nước có trên 95% xã, phường, thị trấn thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính, các khoản phí, lệ phí, đóng góp của cơng dân, công khai các phương án sản xuất, việc giải quyết cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, địa chính, hộ tịch, hộ khẩu, cơng chứng, chứng thực; chế độ cho các đối tượng chính sách...
Ở cơ sở xã, phường, thị trấn người dân đã kiểm tra, giám sát trực tiếp, chặt chẽ việc thu chi sử dụng các loại quỹ, các cơng trình có sự đóng góp của mình. Để làm việc này, nhân dân tự cử ra đại diện (phần lớn không phải là cán bộ) trực tiếp thu tiền, chi tiêu, thanh quyết toán. Người dân cũng cử ra tổ kiểm tra, giám sát q trình thực hiện. Có những cơng trình đường làng, ngõ xóm thì ở khu vực gia đình nào thì gia đình đó trực tiếp cử người giám sát chất lượng thực hiện.
Bảng 2.4: Tác dụng của quy chế dân chủ ở cơ sở từ sự đánh giá của người
dân
(Theo kết quả điều tra của Vụ Chính quyền địa phương. Bộ Nội vụ, tháng 11 năm 2004). Đơn vị tính: người TT Tỉnh Ngườ i được hỏi
QCDC có tác dụng Những nội dung chưa tốt
Rất tốt Tốt Chưatốt Hìnhthức Dân bàn, quyết định Dân bàn CQ quyết định Dân giám sát kiểm tra Ban thanh tra 1 Bắc Giang 250 121 116 5 8 1 4 5 2 2 Đà Nẵng 39 15 19 1 4 1 2 5 1 3 Long An 65 37 23 3 2 5 5 14 1 4 Bình Thuận 90 51 31 4 4 1 2 7 0 5 Quảng Nam 139 68 57 2 12 6 5 13 12 6 Hậu Giang 102 59 37 1 5 2 1 9 8 7 Lâm Đồng 43 16 22 2 3 0 1 1 0 8 Đồng Nai 257 113 139 2 3 0 1 4 2 Cộng: 985 480 444 20 41 16 21 58 26
Qua khảo sát thực tế cho thấy khả năng giám sát của người dân được đánh giá cao ở nhiều lĩnh vực như: hoạt động của chính quyền cơ sở, kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND; hoạt động và tư cách đạo đức của cán bộ cơ sở; giải quyết các đơn thư khiếu tố; thu, chi các loại quỹ cũng như thực hiện chính sách của nhà nước (trên 80% số ý kiến đánh giá có khả năng). Ngược lại, một số hoạt động khác, như: dự toán và quyết toán ngân sách địa phương; giám sát, nghiệm thu các cơng trình do cấp trên triển khai trên địa bàn còn nhiều ý kiến cho rằng khả năng giám sát của người dân khơng cao và khó thực hiện được.
Bảng 2.5: Bảng khảo sát sau cho thấy tỷ lệ cán bộ lãnh đạo Đảng,
chính quyền, người dân đánh giá những nội dung cần thông báo cho dân biết là thực sự cần thiết
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Nội dung cần thơng báo để dân biết
Lãnh đạo đồn thể Lãnh đạo Đảng, chính quyền Người dân
1.a. Các quy đinh của Hội đồng nhân dân, quyết đinh của
UBND xã và của các cấp trên liên quan đến địa phương 100 98,6 95,76 1.b. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính giải
quyết các cơng việc liên quan đến dân 100 99,5 96,2
1.c. Quy định của nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác của nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành
99,3 97,6 92,11