14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của
3.1.2. Yêu cầu kế thừa, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, bất cập trong thực tiễn thời gian qua
cập trong thực tiễn thời gian qua
Trên thực tế, một thời gian dài chúng ta chưa chú trọng đến vai trò giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước. Mặc dù, Hiến pháp 1946 đầu tiên của Nhà nước dân chủ cộng hồ non trẻ đã có nhiều tư tưởng dân chủ được cụ thể hoá thành những quy định khá độc đáo như Điều 30, chương III quy định: “Nghị viện họp công khai, cơng chúng được vào nghe; các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của Nghị viện” [53, tr.17]. Tuy nhiên, liền sau đó đất nước gặp chiến tranh và nhiều khó khăn khác nên tư tưởng dân chủ nêu trên chưa có điều kiện thực hiện. Quyền giám sát của nhân dân đối với cơ quan nhà nước được ghi nhận về nguyên tắc trong Hiến pháp 1980, nhưng trên thực tế nhiều năm đầu của thập kỷ này chưa có cơ chế để hiện thực hố.
Đại hội VI của Đảng (năm 1986), đánh dấu bước mở đầu cơng cuộc đổi mới gắn với tiến trình dân chủ hố trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thổi một luồng gió mới vào đời sống dân chủ với khẩu hiệu và phương châm thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “ lấy dân làm gốc”. Dân chủ hoá gắn liền với tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước. Yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch được đặt thành vấn đề thời sự của báo chí và trong dư luận nhân dân đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn xã hội.
Qua các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X, dân chủ trở thành nội dung quan trọng trong chủ đề văn kiện của Đảng, nhiều nghị quyết của Ban Chấp hành TW trong thời gian qua đã nêu vấn đề giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. Dấu ấn cụ thể giám sát nhân dân được hình thành là khi Nhà nước ban hành Luật MTTQ Việt Nam (năm 1999), sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 (2001) và nhất là những năm gần đây giám sát của nhân dân đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trị của mình trong tổng thể cơ chế giám sát đối với quyền lực nhà nước. MTTQ và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội, tập thể lao động, cơ quan báo chí đã chủ động nhiều hơn trong thực hiện quyền giám sát; công dân qua quyền giám sát tham gia nhiều hơn vào cơng việc của nhà nước; trình độ năng lực làm chủ của nhân dân ngày một cao hơn.
Đại hội X của Đảng nêu rõ vấn đề giám sát của nhân dân và những nguyên tắc, phạm vi, cơ chế cơ bản nhất để nhân dân thực hành quyền giám sát, khẳng định: “Hoạt động của Đảng và Nhà nước phải chịu sự giám sát của nhân dân”. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước trong các bài viết, bài nói của mình đã thường xuyên nhấn mạnh đến yêu cầu giám sát và phản biện xã hội từ nhân dân, Mặt trận, các đoàn thể… coi đó là địi hỏi bức thiết hiện nay. Ngay sau Đại hội Đảng X, MTTQ Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, phối hợp với nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành những văn bản quan trọng nhằm tăng cường vai trị giám sát của nhân dân thơng qua Mặt trận, các đoàn thể cũng như giám sát trực tiếp của công dân. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá quyền giám sát của các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí, và trực tiếp của cơng dân. Đó là những tiền đề quan trọng để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Tăng cường giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm khắc phục những yếu kém của bộ máy quản lý và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Đặc biệt là khắc phục tình trạng:
Dân chủ ở nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng sách nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nhất là ở cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp” [18, tr.175].
Việc tăng cường giám sát của nhân dân phải đi đôi với việc xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát. Pháp luật của nước ta chưa đặt ra toàn diện, cụ thể vấn đề trách nhiệm của nhà nước cũng như sự giới hạn của quyền lực nhà nước trước công dân và xã hội; vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phương thức quản lý của Nhà nước, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị cịn đang trong q trình hồn thiện…do đó, cịn những trở ngại, thách thức cần phải được tích cực khắc phục trong thời gian tới.
Kiểm sốt quyền lực và đảm bảo hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền hành chính trong sạch, thơng suốt, có hiệu lực, hiệu quả địi hỏi phải hồn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước. Điều đó phản ánh quy luật quyền lực nhà nước phải bị giới hạn bởi luật pháp và không cao hơn chủ quyền của nhân dân. Nhà nước phải là Nhà nước có trách nhiệm với nhân dân và nhân dân có quyền giám sát hoạt động của nhà nước. Quyền lực nhà nước phải bị kiểm sốt chặt chẽ bởi tồn bộ cơ chế giám sát để quyền lực nhà nước không bị tha hoá, sai lệnh và thực sự thuộc về nhân dân. Nhân dân ở đây là đông đảo quần chúng nhân dân lao động.