Giai đoạn 1992đến nay

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 58 - 64)

Hiến pháp 1992 ra đời sau 12 năm thực hiện Hiến pháp 1980 và ở thời điểm sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ năm 1986 đang đòi hỏi tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Để đạt được mục đích đó, một trong những yêu cầu là phải cải cách, đổi mới nền hành chính nhà nước, trong đó đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính là khâu quan trọng nhất. Xu thế dân chủ hoá xã hội đi liền với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và tăng cường chế pháp chế đặt ra hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước phải trong khuôn khổ pháp luật và phải chịu sự giám sát của nhân dân ngoài giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. Trên cơ sở

Hiến pháp 1992, hàng loạt các luật được sửa đổi, xây dựng mới được ban hành như: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật Tổ chức Toà án nhân dân; Luật Tổ chức HĐND và UBND; Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Luật Báo chí; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Thanh tra; Luật MTTQ Việt Nam; Luật Thanh niên...

Pháp luật của giai đoạn này chia làm hai thời kỳ. Đó là thời kỳ 1992- đến 2001 và từ 2001- nay (do Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2001).

Điều 9, Hiến pháp 1992 bổ sung chính thức chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất quy định địa vị chính trị pháp lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị. Địa vị chính trị pháp lý của Mặt trận cịn do đặc điểm cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam quy định. Hệ thống đó khơng tổ chức và vận hành theo kiểu đa nguyên, đa đảng mà Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo, cầm quyền. Như vậy, hệ thống chính trị nước ta khơng có sự kiềm chế, đối trọng quyền lực của các lực lượng chính trị đối lập. Để đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng ln đúng đắn, thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân và đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước luôn trong sạch, thể hiện đúng bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do đó cần có cơ chế để phản biện đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng, giám sát được quyền lực nhà nước và sự giám sát, phản biện đó tất yếu thuộc về nhân dân trong đó có vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

Điều 2, Luật MTTQ Việt Nam ghi nhận các chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận bao gồm: Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố

chính quyền nhân dân; cùng nhà nước chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân [41].

Theo quy định của Hiến pháp và Luật MTTQ Việt Nam thì MTTQ thực hiện hoạt động giám sát thơng qua hình thức hiệp thương phối hợp và thống

nhất hành động. Sự hiệp thương và phối hợp không làm mất đi tính độc lập

trong hoạt động giám sát của các tổ chức thành viên, trái lại càng làm cho giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên thêm chặt chẽ, thống nhất hơn.

MTTQ và các tổ chức thành viên giám sát thông qua các hoạt động sau: + Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động như: xố đói giảm nghèo; đền ơn đáp nghĩa; tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư... qua đó phát hiện những vi phạm trong thực hiện pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

+ Thơng qua việc thực hiện các nhiệm vụ do pháp luật quy định như: tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân mà phát hiện những vi phạm tiêu cực trong việc thực hiện chính sách pháp luật của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

+ Thông qua các báo cáo của Chính phủ, UBND các cấp tại các kỳ họp của Quốc hội, HĐND, các phiên họp thường lệ hoặc khi nhận được thơng báo chủ động từ phía cơ quan nhà nước, nhất là ở cơ sở theo quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn thì Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ kiến nghị cơ quan nhà nước liên quan xem xét trả lời những kiến nghị của nhân dân do MTTQ tổng hợp.

+ Tham gia với Chính phủ, Chủ tịch nước hoặc HĐND, UBND các cấp trong các đồn kiểm tra, giám sát theo chương trình hàng quý, hàng năm hoặc chuyên đề. Tham gia đoàn đi giám sát, kiểm tra vụ việc nào đó theo quyết định của người đứng đầu cơ quan nhà nước ở TW hoặc địa phương để đảm bảo tính khách quan, công bằng của hoạt động giám sát, kiểm tra, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

+ Ở TW, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cịn thơng qua các ban chuyên môn, hội đồng tư vấn... để đóng góp vào các dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ, thơng tư của các bộ...

Thông qua hoạt động giám sát của MTTQ, các tổ chức thành viên nhằm: + Đóng góp ý kiến cụ thể vào những hoạt động của cơ quan nhà nước để thực hiện tốt chính sách, pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.

+ Phát hiện những quy định pháp luật, văn bản pháp luật khơng cịn phù hợp với thực tế hoặc trái với Hiến pháp, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ một phần hay tồn bộ văn bản đó.

+ Phát hiện cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước vi phạm pháp luật để kiến nghị xử lý.

+ Phát hiện những hiểu biết khác nhau về nội dung của văn bản pháp luật nào đó hoặc quy định nào đó dẫn đến việc thực hiện khác nhau thì kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích văn bản đó để việc thực hiện được đúng đắn, thống nhất...

- Về giám sát của Ban Thanh tra nhân dân. Hoạt động thanh tra nhân

dân theo pháp lệnh được thay thế bằng Luật Thanh tra năm 2004. Điều 59, Luật Thanh tra quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.

+ Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

+ Khi cần thiết, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định.

+ Kiến nghị với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý. [27, tr43]

Luật Thanh tra cũng quy định rõ: “Hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân” bầu ra Ban thanh tra ở xã, phường, thị trấn với số lượng từ 5- 11 thành viên, tuỳ theo địa bàn và số lượng dân cư. Người là thành viên Ban Thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và có nhiệm kỳ hoạt động là 2 năm. Pháp luật cũng quy định cụ thể việc bãi nhiệm và bầu người khác thay thế khi thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hồn thành nhiệm vụ hoặc khơng cịn được nhân dân tín nhiệm.

Ngày 27/8/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 99/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Nghị định đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân trong đó bao gồm cả nội dung, phương thức giám sát và hiệu lực pháp lý của giám sát. Luật thanh tra và các nghị định của Chính phủ đặc biệt là Nghị định 99/2005/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của Uỷ ban MTTQ Việt Nam, của Ban Chấp hành Cơng đồn trong việc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện phối hợp hoạt động giám sát với Ban Thanh tra nhân dân. Với những quy định trên, có thể thấy rằng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước đã có bước phát triển quan trọng so với pháp luật các giai đoạn trước.

Trước yêu cầu dân chủ hố đối với đời sống xã hội và cơng khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước, ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, lãng phí, hách dịch cửa quyền trong bộ máy cơng quyền, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 về thực hiện Quy chế dân

chủ ở xã (phường, thị trấn), nội dung của Quy chế này được tiếp tục bổ sung, sửa đổi trong Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ. Tháng 7/2007, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, đánh dấu bước phát triển quan trọng về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền cơ sở.

- Giám sát của cơ quan báo chí. Quyền tự do báo chí được Hiến pháp

1946, 1959, 1980 Hiến pháp 1992 ghi nhận. Điều 69, Hiến pháp 1992 quy định: “Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, có quyền được thơng tin” [53, tr221]. Đây là hình thức giám sát thơng qua quyền được thơng tin và các quy định mà chính quyền phải thực hiện như: đăng cơng báo, báo chí, thơng cáo, yết thị nơi công cộng... để nhân dân biết hoạt động của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước. Theo Điều 1, Luật Báo chí thì báo chí ngồi chức năng là “phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu của đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội” thì cịn là “diễn đàn của nhân dân”. Qua cơ quan báo chí cơng dân được quyền tham gia vào xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đồng thời có quyền phản ánh, đưa ra cơng luận, nêu kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo những hành vi trái pháp luật của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước qua cơ quan báo chí, ngày càng có vai trị quan trọng là yếu tố góp phần dân chủ hố đời sống xã hội và minh bạch hoá hoạt động của cơ quan nhà nước, là công cụ giám sát hữu hiệu của nhân dân.

Có thể nói cùng với quy định của Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Thanh tra, quy chế thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở... đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân qua hoạt động giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w