CHUYỂN SẢN (metaplasia)

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 32 - 33)

Đối với một số loại thay đổi của môi trường xung quanh, tế bào chỉ có thể thích nghi tốt bằng cách thay đổi hướng biệt hoá, gọi là chuyển sản. Đây là hiện tượng chuyển dạng từ 1 loại mô đã biệt hoá thành 1 mô biệt hoá khác nhưng vẫn cùng loại (cùng là biểu mô hay trung mô). Chuyển sản là 1 tổn thương có tính khả hồi.

Thí dụ:

- Ở người nghiện thuốc, biểu mô trụ giả tầng của khí phế quản thích nghi với sự kích thích kéo dài của khói thuốc bằng cách chuyển dạng thành biểu mô lát tầng, gọi là chuyển sản gai của biểu mô hô hấp.

- Ở cổ tử cung của người phụ nữ trưởng thành, phần biểu mô trụ đơn tiết nhầy của cổ trong thường bị lộn ra ngoài, gọi là tình trạng lộ tuyến cổ tử cung; để thích nghi với môi trường acid trong âm đạo, biểu mô trụ đơn cổ trong sẽ chuyển thành biểu mô lát tầng giống biểu mô cổ ngoài cổ tử cung, gọi là hiện tượng chuyển sản gai. (Hình 6)

Hình 6: Lộ tuyến cổ trong cổ tử cung (mũi tên, A). Biểu mô trụ đơn cổ trong bình thường (B); bắt đầu chuyển sản thành 2 lớp (C); nhiều lớp (D); cuối cùng trở nên biểu mô lát tầng giống giống cổ ngoài (E).

- Biểu mô chuyển tiếp của bàng quang chuyển sản thành biểu mô lát tầng do bị kích thích kéo dài bởi sỏi bàng quang hoặc nhiễm trùng.

- Biểu mô lát tầng ở đoạn dưới thực quản chuyển thành biểu mô trụ đơn tiết nhầy để thích ứng với axit có trong dịch vị trào ngược lên thực quản.

26

- Biểu mô trụ đơn tiết nhầy của bề mặt niêm mạc dạ dày chuyển thành biểu mô có tế bào hình đài tiết nhầy giống biểu mô ruột, do viêm mãn tính.

- Mô sợi có thể chuyển sản thành mô sụn hoặc mô xương sau 1 chấn thương (Hình 7).

Hình 7: Mô sợi sau chấn thương (A); các bè xương (mũi tên) do mô sợi chuyển sản tạo ra (B).

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)