Sự đa dạng hoá tế bà ou

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 96 - 98)

- Cầu sừng + Cầu liên bào + +

3.Sự đa dạng hoá tế bà ou

Thực tế cho thấy có nhiều ung thư trở nên ác tính hơn sau một thời gian tiến triển. Hiện tượng này được giải thích là do tính không ổn định về mặt di truyền của các tế bào u khiến chúng dễõ bị thêm nhiều đột biến mới một cách tự phát trong quá trình tăng sinh. Các đột biến mới này có loại gây chết tế bào u nhưng cũng có loại làm tế bào u có khả năng sống sót cao hơn hoặc trở nên ác tính hơn. Như vậy quá trình tăng trưởng u cũng là quá trình tích lũy và chọn lọc đột biến; làm xuất hiện thêm nhiều tiểu dòng tế bào u khác nhau với những thuộc tính sinh học mới như ít cần yếu tố tăng trưởng hơn, khả năng xâm lấn và di căn mạnh hơn, khả năng kháng thuốc cao hơn. Tóm lại, u khởi đầu có tính đơn dòng nhưng khi được phát hiện trên lâm sàng thì có thể nói nó đã được cấu tạo bởi những thành phần tế bào rất đa dạng về mặt sinh học. (Hình 25)

90

Hình 25: Sự đa dạng hóa tế bào u.

C. Sự xâm nhập tại chỗ (local invasion)

Khả năng xâm nhập tại chỗ và di căn xa là 2 đặc trưng riêng biệt của ung thư, không bao giờ thấy ở u lành.

Ung thư thường phát triển tại chỗ trong 1 thời gian khá lâu nhưng khó phát hiện vì u còn quá nhỏ, chưa xâm lấn phá hủy mô lân cận; nói cách khác, ung thư còn trong thời kỳ tiền lâm sàng. Thí dụ: trong carcinôm tế bào gai cổ tử cung, các tế bào ung thư có thể còn giới hạn trong lớp biểu mô chưa xâm nhập qua màng đáy trong hàng chục năm mà không gây ra triệu chứng gì đáng kểù; giai đoạn này được gọi là carcinôm tại chỗ. Khi có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng thì ung thư thường đã tiến triển qua giai đoạn xâm nhập và di căn (Hình 13). Hiện nay người ta nhấn mạnh nhiều đến các chương trình tầm soát nhằm phát hiện sớm ung thư ngay trong thời kỳ tiền lâm sàng, để tăng khả năng chữa khỏi và giảm thiểu tỉ lệ tử vong do ung thư đã bước vào giai đoạn xâm nhập và di căn.

Ung thư đuợc xác định đã tiến triển qua giai đoạn xâm nhập khi nó không còn giới hạn trong mô nguyên ủy và bắt đầu xâm nhập vào mô lành lân cận. Hậu quả của sự xâm nhập rất khác nhau tùy theo loại mô học và vị trí của ung thư, có khi rất nặng nề đe doạ đến tính mạng bệnh nhân. Thí dụ:

- Ung thư cổ tử cung xâm nhập vào âm đạo và vùng chu cung, gây tắc nghẽn niệu quản. - Carcinôm ống tuyến vú xâm nhập gây lở loét da vú, tụt núm vú.

- Carcinôm tuyến tụy xâm nhập vào đám rối thần kinh giao cảm thân tạng (celiac plexus)

gây đau bụng dữ dội.

Sự xâm nhập của tế bào u vào trong mô đệm xung quanh có thể gây ra một số phản ứng, thường thấy nhất là phản ứng tạo sợi và phản ứng limphô bào-tương bào:

- Phản ứng tạo sợi(desmoplastic reaction): tế bào u sản xuất yếu tố tăng trưởng PDGF kích thích nguyên bào sợi trong mô đệm tăng sinh và tăng sản xuất các chất căn bản liên kết và sợi collagen. Phản ứng tạo sợi càng mạnh thì mật độ khối u càng chắc, có thể đến mức cứng như đá như trong ung thư vú thể xơ chai. (Hình 26A và 26B)

- Phản ứng limphô bào-tương bào (lymphoplasmacytic reaction): tế bào u sản xuất các yếu tố tăng trưởng, cytokin và chemokin, thu hút limphô bào (chủ yếu là tế bào T) và tương bào; các tế bào này có thể tập trung rất đông đảo trong mô đệm nhưng vẫn không ngăn được sự tiếp tục xâm nhập của tế bào u vào mô xung quanh. (Hình 26C)

Hình 26: Ung thư vú thể xơ chai (A), do phản ứng tạo sợi trong mô đệm (mũi tên, B). Phản ứng limphô bào- tương bào; nhiều limphô bào tập trung trong mô đệm, xung quanh các tế bào u xâm nhập (mũi tên, C).

Giải thích về cơ chế của hiện tượng xâm nhập đối với các loại carcinôm; chúng ta biết trong cơ thể bình thường, các cấu trúc biểu mô được phân cách nhau bằng chất nền ngoại bào gồm có 2 thành phần là màng đáy và mô liên kết kẽ. Vì vậy để tiến triển từ giai đoạn ung thư tại chỗ sang giai đoạn xâm nhập, các tế bào u phải thực hiện 4 bước sau (Hình 27):

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 96 - 98)