PHÙ VIÊM (inflammatory edema)

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 52 - 53)

Do ứ đọng dịch xuất trong mô kẽ ngoài mạch máu tại ổ viêm. Dịch xuất này còn gọi là dịch phù viêm, có hàm lượng protein ≥3g%, d > 1,020; được hình thành do 2 cơ chế:

- Sự tăng áp lực thủy tĩnh trong các mao mạch, là kết quả trực tiếp của tình trạng sung huyết động nêu trên.

- Sự tăng tính thấm thành mạch, là cơ chế chính gây ra phù viêm. Sự tăng tính thấm thành mạch xảy ra chủ yếu tại các tiểu tĩnh mạch. Bình thường các tế bào nội mô nằm tựa trên một màng đáy và được liên kết với nhau bằng liên kết vòng bịt (Hình 4); do đó, các protein huyết tương trong lòng mạch không thể thoát vào mô kẽ được.

Trong phản ứng viêm, các chất trung gian hóa học được giải phóng từ các tế bào và mô tổn thương như histamin, seretonin, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (platelet activating factor - PAF), prostaglandin, leukotrien, sản phẩm giáng hóa từ fibrin, bradykinin sẽ tác động lên tiểu tĩnh mạch bằng cách gắn kết với các thụ thể tương ứng có trên bề mặt tế bào nội mô. Sự gắn kết làm tế bào nội mô co lại, để lộ ra các khoảng hở cho phép các protein huyết tương lọt vào mô kẽ ngoài mạch (Hình 5). Sự gia tăng nồng độ protein trong mô kẽ làm tăng áp lực thẩm thấu keo tại đây, kết quả nước và chất điện giải đã bị đẩy ra ngoài do sự tăng áp lực thủy tĩnh thì lại càng bị kéo thêm ra, làm gia tăng lượng dịch phù viêm. Hiện tượng phù viêm này tạo ra biểu hiện sưng của ổ viêm. Triệu chứng đau là do các tận cùng thần kinh bị căng giãn do dịch phù viêm hoặc do bị kích thích trực tiếp bởi các chất trung gian hóa học.

Hình 4: Tế bào nội mô liên kết nhau bằng liên kết vòng bịt (mũi tên).

46

Hình ảnh vi thể của hiện tượng phù viêm là một mô kẽ lỏng lẻo ứ đầy dịch xuất.

(Hình 6)

Sự hình thành phù viêm có các tác động tích cực như:

- Pha loãng các tác nhân gây viêm. - Đưa vào mô kẽ các kháng thể và bổ theå giúp trung hoà hoặc bất hoạt các kháng nguyên và độc tố.

- Đưa các yếu tố đông máu vào trong mô kẽ. Sự hoạt hoá hệ thống đông máu tạo ra hàng rào fibrin giúp ngăn chặn sự lan rộng

của tác nhân gây viêm. Hình 6: Mô kẽ lỏng lẻo ứ đầy dịch xuất.

Tùy theo bản chất hóa học và thành phần tế bào chứa bên trong, phân biệt các loại dịch xuất sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)