XUẤT HUYẾT (hemorrhage)

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 72 - 73)

1. Định nghĩa: Là tình trạng máu toàn phần thoát ra ngoài lòng mạch.

2. Nguyên nhân:

- Các chấn thương gây đứt vỡ thành mạch.

- Bệnh lý thành mạch: phình mạch, xơ vữa động mạch, viêm mạch máu.

- Bệnh lý cầm máu-đông máu: các bệnh giảm tiểu cầu máu, bệnh ưa chảy máu.

3. Hình thái tổn thương

Phân biệt 2 loại xuất huyết:

a. Xuất huyết ngoại: máu chảy ra ngoài cơ thể theo các đường khác nhau: chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục,... xuất huyết tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục,...

b. Xuất huyết nội: máu thoát ra khỏi lòng mạch nhưng vẫn còn nằm trong cơ thể. Máu có thể tích tụ trong các khoang tự nhiên gây ra tràn máu màng tim, tràn máu màng phổi, tràn máu thể tích tụ trong các khoang tự nhiên gây ra tràn máu màng tim, tràn máu màng phổi, tràn máu màng bụng, tràn máu bao khớp. Máu có thể xâm nhập vào các mô dưới da và niêm mạc; biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như đốm xuất huyết, ban xuất huyết, bầm máu, ổ máu tụ (Hình 6).

Dưới KHV, biểu hiện của xuất huyết là sự hiện diện của hồng cầu bên ngoài mạch máu.

4. Hậu quả của xuất huyết

Tùy thuộc số lượng máu bị mất, tốc độ xuất huyết và vị trí xuất huyết:

Thí dụ: xuất huyết nhanh và nhiều (> 20% thể tích máu) có thể gây ra tình trạng sốc giảm thể tích và tử vong; cùng lượng máu mất nhưng xuất huyết trong não sẽ có hậu quả nặnghơn xuất huyết dưới da.

66

Hình 6: Các đốm xuất huyết dưới niêm mạc ruột già do bệnh giảm tiểu cầu máu (A). Xuất huyết dưới màng cứng do chấn thương sọ não (B).

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)