1. Định nghĩa: Là tình trạng hoại tử 1 vùng mô-cơ quan do thiếu máu cục bộ, gây ra bởi sự tắc nghẽn động mạch nuôi hoặc tĩnh mạch dẫn lưu tương ứng. nghẽn động mạch nuôi hoặc tĩnh mạch dẫn lưu tương ứng.
99% trường hợp nhồi máu là do tắc nghẽn động mạch. Tắc nghẽn tĩnh mạch ít khi gây nhồi máu vì phần lớn các cơ quan trong cơ thể thường có các nhánh tĩnh mạch bên giúp dẫn lưu máu đi, nhờ vậy cải thiện được tình trạng tưới máu động mạch (trừ phi cơ quan chỉ có 1 tĩnh mạch dẫn lưu như tinh hoàn, buồng trứng, thận).
2. Hình thái nhồi máu : Dựa vào mầu sắc đại thể, phân biệt 2 loại nhồi máu sau:
a. Nhồi máu trắng
Thường gặp ở tim, lách, thận, não do các động mạch nuôi (thuộc hệ mạch máu tận cùng) bị tắc nghẽn.
Ổ nhồi máu có màu vàng nhạt, mềm, thường có hình nêm (đỉnh tương ứng với động mạch bị tắc, đáy là phần ngoại vi của cơ quan bị nhồi máu), giới hạn rõ và có mầu đỏ tươi do hiện tượng viêm và xuất huyết ở vùng mô lân cận. Dưới KHV, ổ nhồi máu là 1 vùng hoại tử đông đặc, riêng đối với nhồi máu ở não thì có dạng hoại tử hóa lỏng. (Hình 14)
Hình 14: Nhồi máu trắng ở thận, có hình nêm, giới hạn rõ (A); vi thể là ổ hoại tử đông đặc (B); bờ rõ mầu đỏ là do hiện tượng viêm và xuất huyết (C). Nhồi máu trắng ở lách, có hình nêm (D).
b. Nhồi máu đỏ
Nhồi máu đỏ xảy ra do tắc động mạch ở những cơ quan được nuôi dưỡng bởi hệ tuần hoàn kép (thí dụ: phổi có hệ động mạch phổi và động mạch phế quản), hoặc có hệ thống mạch bên phong phú (thí dụ: ruột); kết quả là dù có tắc nghẽn động mạch nhưng máu vẫn được đưa đến vùng tổn thương bởi các động mạch còn lại.
Hình 15: Nhồi máu đỏ ở cực trên thùy dưới phổi (mũi tên, A); vi thể là ổ hoại tử đông kèm xuất huyết (B). Nhồi máu đỏ tinh hoàn do xoắn thừng tinh làm tắc tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất (C).
72
Ổ nhồi máu có giới hạn rõ, mầu đỏ; hình ảnh vi thể là một vùng hoại tử đông có kèm xuất huyết. Các ổ nhồi máu ở phổi dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn (lọt vào qua đường hô hấp) và có thể biến thành 1 ổ mủ (Hình 15A và 15B).
Nhồi máu đỏ cũng có thể xảy ra do tắc tĩnh mạch ở những cơ quan chỉ được dẫn lưu bởi một tĩnh mạch duy nhất (thí dụ: tinh hoàn, buồng trứng, thận). Khi tĩnh mạch duy nhất này bị tắc, máu tĩnh mạch không thoát ra được, cản trở sự tưới máu động mạch; kết quả cơ quan bị sưng phồng ứ huyết và hoại tử. Hình ảnh vi thể cũng là một vùng hoại tử đông kèm xuất huyết (Hình 15C).
3. Diễn tiến của các ổ nhồi máu: Có sự xuất hiện phản ứng viêm tại vùng hoại tử. Quá trình sửa chữa tiếp theo sẽ biến ổ hoại tử thành 1 mô sẹo. Đối với nhồi máu ở não, hoại tử hóa lỏng sửa chữa tiếp theo sẽ biến ổ hoại tử thành 1 mô sẹo. Đối với nhồi máu ở não, hoại tử hóa lỏng sẽ biến ổ nhồi máu thành 1 bọc chứa dịch lỏng.
4. Hậu quả của nhồi máu: Tùy thuộc vị trí và kích thước của ổ nhồi máu. Nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, nhồi máu phổi, nhồi máu ruột đều là những tổn thương có thể đưa đến tử vong. máu não, nhồi máu phổi, nhồi máu ruột đều là những tổn thương có thể đưa đến tử vong.
VII. SỐC(shock)
1. Định nghĩa
Sốc là 1 tình trạng rối loạn huyết động và chuyển hóa trầm trọng mà đặc trưng là sự suy yếu của hệ tuần hoàn không còn đảm bảo sự tưới máu đầy đủ cho các cơ quan. Hậu quả là các tế bào và mô sẽ bị tổn thương do thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Các tổn thương này lúc đầu còn khả hồi nhưng nếu không được điều trị kịp thời, sẽ chuyển sang giai đoạn bất khả hồi làm chết tế bào và gây tử vong cho bệnh nhân.
2. Cơ chế bệnh sinh
Sự giảm tưới máu trong sốc là kết quả của sự giảm cung lượng tim. Có 2 cơ chế làm giảm cung lượng tim là giảm sức co bóp của tim và giảm thể tích tuần hoàn; dựa theo đó phân biệt 2 loại sốc chính:
a. Sốc do tim: cung lượng tim giảm do chức năng co bóp của tim bị suy giảm, thường gặp trong nhồi máu cơ tim, huyết tắc phổi, viêm cơ tim, chèn ép tim, loạn nhịp tim nặng. trong nhồi máu cơ tim, huyết tắc phổi, viêm cơ tim, chèn ép tim, loạn nhịp tim nặng.
b. Sốc do giảm thể tích tuần hoàn: thể tích tuần hoàn giảm do thất thoát dịch từ lòng mạch ra ngoài cơ thể hoặc trong cơ thể mạch ra ngoài cơ thể hoặc trong cơ thể
- Ra ngoài cơ thể: xuất huyết ngoại, tiêu chảy, mất nước do đa niệu, tiết mồ hôi.
- Trong cơ thể: nhiễm độc máu với nội độc tố vi khuẩn (sốc nội độc tố), bỏng, chấn thương, dị ứng (sốc phản vệ).
Trong cả hai loại sốc trên, sự giảm cung lượng tim sẽ làm giảm tưới máu mô, kết quả các tế bào sẽ bị tổn thương do thiếu oxy. Tổn thương tế bào nội mô làm tăng tính thấm thành mạch và tăng thất thoát dịch bên trong cơ thể; kết quả là thể tích tuần hoàn và cung lượng tim càng giảm, càng làm nặng thêm tổn thương tế bào do thiếu oxy. Mặt khác, sự thiếu oxy làm tế bào phải chuyển từ chuyển hoá ái khí sang chuyển hoá kỵ khí, dẫn đến sự ứ đọng acid lactic và tình trạng nhiễm toan chuyển hóa. Tình trạng nhiễm toan này làm giãn các tiểu động mạch, gây ứ đọng máu trong hệ vi tuần hoàn và giảm sức co bóp cơ tim, kết quả thể tích tuần hoàn và cung lượng tim lại giảm thêm nữa. Như vậy 1 vòng quẩn đã được hình thành: sự tưới máu mô càng lúc càng giảm và tổn thương tế bào-mô do thiếu oxy càng lúc càng tăng. (Hình 16)
3. Hậu quả của sốc
Các tổn thương tế bào và mô do sốc có thể thấy ở mọi cơ quan nhưng rõ rệt nhất là ở não, tim, phổi, thận, thượng thận và đường tiêu hóa dưới dạng các đốm xuất huyết, hoại tử nhu mô. Hầu hết các cơ quan này đều có thể hồi phục trở lại bình thường nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời trong giai đoạn sốc còn khả hồi (trừ các tổn thương ở não và tim như hoại tử nơron, hoại tử tế bào cơ tim là không hồi phục được). Khi sốc đã bước sang giai đoạn bất khả hồi, tế bào và mô bị tổn thương nặng, chức năng các cơ quan sinh tử bị suy sụp dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.
SỐC GIẢM THỂ TÍCH
Thất thoát bên trong Thất thoát bên ngoài Nội độc tố Bỏng Chấn thương Xuất huyết Tiêu chảy Mất nước Tăng thấm thành mạch SỐC TIM
Nhồi máu cơ tim Viêm cơ tim
Giảm thể tích Tuần hoàn Giảm cung lượng tim Giảm sức co bóp tim Ứ máu vi tuần hoàn
Toan chuyển hóa Hô hấp kỵ khí
Giảm tưới máu mô
Cơ tim thiếu ATP Tổn thương tế bào
nội mô Tổn thương tế bào
do thiếu Oxy
Hình 16: Cơ chế bệnh sinh của sốc.
MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Sự hiện diện của hồng cầu bên ngoài mạch máu được gọi là hiện tượng:
A/ Sung huyết động B/ Sung huyết tĩnh C/ Xuất huyết
D/ Huyết tắc E/ Huyết khối
2. Nhồi máu trắng không gặp ở:
A/ Tim B/ Phổi C/ Thận D/ Não E/ Lách
3. Đặc điểm hình thái bắt buộc phải có ở mọi cục huyết khối là:
A/ Có tổn thương nội mô B/ Có rối loạn huyết động học C/ Có tình trạng tăng đông máu D/ Có chân gắn vào thành mạch E/ Cả A, B, C, D đúng
4. Huyết tắc phổi có thể xảy ra do:
A/ Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới B/ Huyết khối buồng tim phải C/ Mỡ, khí, nước ối, tế bào ung thư theo tĩnh mạch về tim phải rồi lên phổi D/ Chỉ A và C đúng E/ Tất cả A, B, C đều đúng
5. Cơ chế hình thành phù không do viêm :
A/ Tăng áp lực thủy tĩnh B/ Giảm áp lực thẩm thấu keo của huyết tương C/ Tăng tính thấm thành mạch D/ Chỉ A, B đúng E/ Chỉ A, B, C đúng
6. Một sản phụ hoàn toàn khoẻ mạnh, sau khi sinh thường thì đột nhiên bị khó thở, tím tái, co giật, hôn mê và tử vong. Nhiều khả năng nhất sẽ tìm thấy trong động mạch phổi:
A/ Mỡ B/ Mảnh xơ vữa C/ Dịch ối
74 BỆNH LÝ U BỆNH LÝ U
Mục tiêu:
1. Nêu rõ và phân tích định nghĩa của u. 2. Nêu cơ sở phân loại u và cách đặt tên u.
3. Phân tích và so sánh hình thái tổn thương của u lành và ác.
4. Phân tích 4 giai đoạn trong quá trình phát triển tự nhiên của một u ác. 5. Phân tích một số đặc điểm dịch tễ học của ung thư.
6. Liệt kê và phân tích 3 nhóm nguyên nhân gây ung thư. 7. Phân tích vai trò của 4 loại gen trong quá trình sinh ung.
Ở các nước phát triển, u ác là nguyên nhân gây tử vong đúng hàng thứ hai, chỉ sau các bệnh tim mạch. Ở nước ta, tuy chưa có một con số thống kê chính xác nhưng có thể dự đoán số trường hợp tử vong do u ác sẽ ngày một tăng, nhất là khi tuổi thọ của người dân đã được gia tăng một cách đáng kể trong khoảng thời gian gần đây (tuổi thọ trung bình > 65 tuổi). Theo Bộ Y tế (2002), ước lượng mỗi năm cả nước có thêm 150.000 trường hợp ung thư mới và 100.000 trường hợp tử vong do ung thư.