HUYẾT TẮC (embolism)

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 76 - 77)

1. Định nghĩa

Là trường hợp có 1 vật lạ bị đẩy vào trong lòng mạch, di chuyển theo dòng máu rồi ngừng lại ở nơi mà đường kính lòng mạch nhỏ hơn, không cho phép nó lọt qua nữa. Vật lạ đó được gọi là cục huyết tắc (embolus). Huyết tắc chỉ xảy ra trong hệ thống động mạch và mao mạch, không bao giờ thấy ở hệ tĩnh mạch.

2. Bản chất của cục huyết tắc

- 99% là các mảnh bong tróc ra từ cục huyết khối.

- 1% còn lại có thể là: mảnh xơ vữa chứa cholesterol, giọt mỡ, khí, dịch ối, đám tế bào ung thư, bông gòn.

Vì vậy, danh từ huyết tắc thường được ngầm hiểu như huyết tắc do huyết khối

(thromboembolism), trừ phi có ghi chú thêm như huyết tắc khí, huyết tắc ung thư, huyết tắc dịch ối,... (Hình 12)

70 3. Hậu quả của huyết tắc 3. Hậu quả của huyết tắc

Tùy theo kích thước và bản chất cục huyết tắc, vị trí gây tắc nghẽn mạch, mức độ tắc nghẽn, khả năng cung cấp máu bằng các nhánh bên cho vùng mô tương ứng có mạch máu bị nghẽn; huyết tắc có thể gây ra những hậu quả rất khác nhau như:

- Không có biểu hiện triệu chứng nếu cục huyết tắc nhỏ, tan dễ dàng do hoạt động của hệ thống tiêu fibrin.

- Nhồi máu, hoại thư.

- Ổ viêm hoặc áp-xe tại nơi nghẽn tắc nếu cục huyết tắc có mang vi khuẩn. - Ổ ung thư di căn nếu cục huyết tắc là tế bào ung thư.

4. Phân loại huyết tắc: Tuỳ theo huyết tắc gây tắc nghẽn các động mạch trong hệ tiểu tuần hoàn hay đại tuần hoàn, có thể phân biệt 2 loại chính: huyết tắc phổi và huyết tắc động mạch. hoàn hay đại tuần hoàn, có thể phân biệt 2 loại chính: huyết tắc phổi và huyết tắc động mạch.

a. Huyết tắc phổi(pulmonary embolism)

Hơn 95% huyết tắc phổi xuất phát từ huyết khối ở tĩnh mạch sâu chi dưới như tĩnh mạch chày, đùi, hông; 5% còn lại là do mỡ, khí, nước ối, tế bào ung thư rơi vào tĩnh mạch, đi về tim phải rồi lên phổi (Hình 13). Tùy theo kích thước cục huyết tắc, vị trí động mạch phổi bị nghẽn tắc, hậu quả sẽ khác nhau:

- Không triệu chứng nếu cục huyết tắc nhỏ.

- Xuất huyết phổi. - Nhồi máu phổi.

- Đột tử do suy tim phải cấp, trụy tim mạch (khi hơn 60% hệ tiểu tuần hoàn bị nghẽn tắc do có 1 cục huyết tắc lớn làm tắc động mạch lớn hay nhiều cục nhỏ làm tắc nhiều nhánh động mạch nhỏ).

Hình 13: Cục huyết tắc lớn bong ra từ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, đi về tim phải và lên phổi, bị kẹt lại ở chỗ chia đôi của động mạch phổi (A). Vi thể cục huyết tắc phổi cho thấy đường Zahn (mũi tên) (B).

b. Huyết tắc động mạch(arterial embolism, systemic embolism)

Hầu hết huyết tắc động mạch xuất phát từ huyết khối vách buồng tim, van tim bên tim trái. Huyết tắc động mạch luôn đưa đến nhồi máu cơ quan tương ứng với động mạch bị tắc nghẽn. Các cơ quan thường bị huyết tắc động mạch là chi dưới, tim, não, thận, lách, ruột.

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)