LẮNG ĐỌNG PROTEIN

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 38 - 39)

Phân biệt 3 loại (Hình 16):

a. Lắng đọng hyalin: có dạng một chất vô định hình, trong như kính và ưa phẩm nhuộm

acid. Có thể gặp trong thành động mạch người lớn tuổi, trong tổ chức liên kết của các sẹo cũ, trong các ổ viêm mãn tính. Cấu tạo của hyalin rất phức tạp, gồm các thành phần protein của huyết tương từ trong lòng mạch thấm ra như fibrin, globulin miễn dịch loại IgM, IgG, các lipoprotein và bổ thể. Đáng chú ý là không có phản ứng viêm đi kèm sự lắng đọng hyalin này.

b. Lắng đọng chất dạng fibrin (fibrinoid substances): dưới dạng sợi, rất ưa phẩm nhuộm

acid. Gặp trong thành tiểu động mạch của người bị cao huyết áp ác tính, trong mô liên kết của người mắc bệnh tạo keo. Luôn có phản ứng viêm đi kèm sự lắng đọng chất dạng fibrin. Cấu tạo của chất dạng fibrin cũng tương tự như chất hyalin nhưng giàu fibrin hơn.

c. Lắng đọng chất dạng tinh bột (amyloid substances): có dạng các cuộn bông gòn, ưa

phẩm nhuộm acid. Gặp trong thành tiểu động mạch, dọc theo thành các mao mạch dạng xoang ở gan và lách của người mắc bệnh viêm nhiễm mãn tính, u tủy (myelome); cấu tạo hoá học chủ yếu là các globulin miễn dịch. Trong bệnh ung thư tuyến giáp dạng tủy, cũng có sự lắng đọng ngoại bào chất dạng tinh bột, nhưng cấu tạo hoá học lại là chất calcitonin do tế bào ung thư tiết ra. Khi nhuộm thông thường, chất dạng tinh bột trông giống như hyalin. Để phân biệt, cho nhuộm đỏ congo (red congo), chất dạng tinh bột bắt mầu cam nhưng sẽ đổi sang mầu vàng xanh khi quan sát bằng kính hiển vi phân cực.

32

Hình 16: Lắng đọng hyalin trong thành động mạch (A); lắng đọng chất dạng fibrin trong thành mạch, kèm phản ứng viêm (B). Chất dạng tinh bột bắt mầu cam khi nhuộm đỏ congo (C), đổi sang vàng xanh dưới ánh sáng phân cực (D).

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)