Khả năng chữa khỏi một ung thư tùy thuộc rất lớn vào việc phát hiện sớm khi nó còn trong thời kỳ tiền lâm sàng. Sự hiểu biết rõ hơn về bản chất của mỗi loại ung thư cùng với kết quả điều tra dịch tễ học cho phép xác định các nhóm nguy cơ cao để từ đó tìm ra những biện pháp tầm soát thích hợp. Sau đây là chế độ tầm soát một số loại ung thư thường gặp do Hiệp hội ung thư Hoa kỳ ACS (American Cancer Society) đề nghị:
MỤC TIÊU TẦM SOÁT KỸ THUẬT TẦM SOÁT CHỈ ĐỊNH THỜI BIỂU
UT. ruột già
Nội soi đại tràng sigma ≥ 50 tuổi Mỗi 3-5 năm Tìm máu ẩn trong phân ≥ 50 tuổi Mỗi năm Thăm khám trực tràng Đàn ông ≥ 40 tuổi Mỗi năm
UT. tuyến tiền liệt Định lượng PSA Đàn ông ≥ 50 tuổi Mỗi năm
UT. sinh dục nữ Thăm khám vùng chậu và làm phết mỏng Papanicolaou Phụ nữ 18-40 tuổi
Phụ nữ > 40tuổi Mỗi 3 năm Mỗi năm UT. vú Tự khám vú Phụ nữ ≥ 20 tuổi Mỗi tháng Đi khám vú Phụ nữ 20-40 tuổi Phụ nữ > 40 tuổi Mỗi 3 năm Mỗi năm Chụp nhũ ảnh Phụ nữ 40-49 tuổi Phụ nữ ≥ 50 tuổi Mỗi 1-2 năm Mỗi năm
116 MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Lipoma là tên gọi của u lành xuất phát từ:
A/ Tế bào cơ vân B/ Tế bào cơ trơn C/ Tế bào mỡ D/ Tế bào limphô E/ Tế bào sụn
2. Đặc điểm vi thể của u lành là:
A/ Tế bào rất đa dạng B/ Tế bào tăng sản nhưng không dị dạng
C/ Nhân to nhỏ không đều D/ Bào tương có nhiều thể vùi E/ Tế bào dị dạng
3. Điểm khác biệt quan trọng nhất để phân biệt giữa u thực và u giả là:
A/ Kích thước u B/ Hình dạng u C/ Tính sinh sản tự động của tế bào u
D/ Mật độ u E/ Mặt cắt u
4. Dạng đại thể của u ác xuất phát từ biểu mô phủ ít khi có dạng:
A/ Khối sần sùi B/ Loét C/ Phối hợp sùi-loét
D/ Nhiều cục nhỏ E/ Thâm nhiễm
5. Một bệnh nhân nam được phát hiện tình cờ có khối u phổi qua chụp x-quang; khảo sát vi thể cho thấy u tạo bởi các mô sụn, cơ trơn và biểu mô hô hấp trưởng thành nhưng sắp xếp lộn xộn, nhiều khả năng đây là:
A/ Carcinôm phế quản B/ Choristôm ở phổi C/ Hamartôm ở phổi D/ U quái di căn phổi E/ Tổn thương lao phổi cũ
6. Cấu tạo vi thể của mọi loại u đều có 2 thành phần là:
A/ Biểu mô và trung mô B/ Mô chủ u và mô đệm u
C/ Mô ung thư và mô lành quanh u D/ Mô chủ u và mạch máu tân sinh E/ Mô chủ u và mạch bạch huyết
7. Nếu không có sự tăng sinh mạch máu trong khối u, đường kính khối u không thể vượt quá:
A/ 0, 2 mm B/ 1- 2 mm C/ 1cm D/ Trên 2 cm E/ 20 cm
8. Grad mô học của 1 u ác được xác định dựa vào:
A/ Độ biệt hoá của tế bào u B/ Chỉ số phân bào trong khối u
C/ Cấu tạo mô học của u D/ Chỉ A, B đúng E/ Cả A, B, C đúng
9. Khi nói tế bào u không còn bị tác động bởi giới hạn Hayflick, có nghĩa là :
A/ Tế bào u đã trở nên bất tử B/ Tế bào u có thể phân bào bất thường
B/ Tế bào u sản xuất được enzym telomerase ức chế sự thoái hoá đầu mút nhiễm sắc thể
D/ Tất cả A, B, C đúng E/ Chỉ A và C đúng
10. Thời gian nhân đôi (TGNĐ):
A/ Là thời gian cần thiết để đường kính khối u tăng gấp đôi B/ Biểu thị tốc độ tăng trưởng khối u
C/ TGNĐ càng ngắn thì thời kỳ tiền lâm sàng càng dài ra D/ TGNĐ giống nhau cho mọi loại ung thư
E/ Tất cả A, B, C, D sai
11. Các ổ ung thư thứ phát do di căn theo đường máu thường thấy nhất ở:
A/ Gan B/ Phổi C/ Cơ tim
D/ Chỉ A, B đúng E/ Tất cả A, B, C đúng
12. Đối với các Carcinôm, có thể dự đoán vùng hạch bị di căn dựa vào:
A/ Vị trí khối u nguyên phát B/ Hệ thống mạch bạch huyết của vùng chứa u C/ Hệ thống tĩnh mạch của vùng chứa u D/ Chỉ A và B đúng E/ Chỉ A và C đúng
13. Phẫu thuật mổ bụng thám sát ở 1 bệnh nhân nữ bị ung thư buồng trứng cho thấy ổ bụng chứa đầy dịch và có nhiều nốt di căn trên trên mạc nối và mạc treo ruột; tình trạng này là do tế bào u đã di căn theo:
A/ Đường máu B/ Đường mạch bạch huyết C/ Đường ống tự nhiên
14. Sự gia tăng hàm lượng AFP trong máu ở 80% bệnh nhân bị carcinôm tế bào gan là do:
A/ Tế bào gan bị hoại tử B/ Gen mã hoá cho AFP bị đột biến C/ Gen mã hoá cho AFP vốn bị đóng do sự biệt hoá tế bào gan, nay được giải ức chế D/ Tế bào gan sản xuất telomerase E/ Tế bào gan bị ứ mật
15. Sarcôm KHÔNG CÓ đặc điểm:
A/ Là u ác B/ Xuất nguồn từ mô liên kết
C/ Khó phân biệt giữa mô chủ và mô đệm D/ Có thể hiện diện ở mọi vùng cơ thể E/ Tiên lượng thường tốt
16. Phân số tăng trưởng của một khối U:
A/ Là tỉ lệ tế bào đang hoạt động tăng sinh trong khối u
B/ Thuờng không quá 20% vào thời điểm U được phát hiện trên lâm sàng C/ Tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của khối U
D/ Cả A, B, C đúng E/ Chỉ A, C đúng
17. Các tiền-oncogen:
A/ Chỉ hiện diện trong nhân của tế bào ung thư
B/ Khi bị đột biến, có thể kích thích tế bào chuyển dạng thành bào u C/ Còn gọi là gen ung thư trội
D/ Cả A, B, C đúng E/ Chỉ B và C đúng
18. Gen p53:
A/ Là 1 gen ức chế u, mã hóa cho protein p53
B/ Protein p53 giúp tế bào có tổn thương ADN ngừng tăng sinh để sửa chữa
C/ Khi 1 trong 2 gen alen p53 bị bất hoạt thì tế bào dù có tổn thương ADN vẫn tiếp tục tăng sinh, làm xuất hiện ung thư