CÁC HÌNH THÁI MÔ HỌC CỦA HOẠI TỬ

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 47 - 51)

Khi 1 mô có quá nhiều tế bào bị hoại tử cùng lúc thì được gọi là mô hoại tử. Mô hoại tử có thể có những hình thái riêng biệt như sau:

a. Hoại tử đông (coagulative necrosis)

Là dạng thường gặp nhất và đặc trưng cho hoại tử do thiếu oxy. Thí dụ: hoại tử đông trong nhồi máu cơ tim. Mô hoại tử chắc, mầu trắng đục. Dưới KHVQH, mô là 1 đám tế bào đồng nhất bắt mầu acid, nhân thường bị tan. Tuy nhiên, cấu trúc mô vẫn được bảo tồn nên còn nhận diện được (Hình 28).

Cơ chế của hiện tượng này có lẽ do tình trạng toan hóa nội bào trong tế bào hoại tử đã làm biến chất các protein kể cả các enzym tiêu thể, do đó, ức chế sự tự tiêu tế bào. Hoại tử đông chỉ tồn tại trong 1 thời gian sau đó chuyển thành hoại tử hoá lỏng do hiện tượng dị tiêu.

Hình 28: Đại thể (A) và vi thể (B) của hoại tử đông trong nhồi máu cơ tim.

b. Hoại tử hoá lỏng (liquefactive necrosis)

Mô hoại tử mềm nhũn, mầu nhợt nhạt, thường hoá lỏng ở giữa. Hình ảnh vi thể là một đám chất vô định hình chứa đầy các mảnh vụn tế bào hoại tử. Cơ chế của hoại tử hoá lỏng là do hoạt động mạnh mẽ của các enzym tiêu thể (tự tiêu hoặc dị tiêu). Gặp trong tổn thương mô não do thiếu oxy (nhũn não), các ổ viêm do vi khuẩn sinh mủ (áp xe) (Hình 29).

Hình 29: Đại thể (A) và vi thể (B) của hoại tử hóa lỏng trong áp xe thành bụng.

c. Hoại tử mỡ (fat necrosis)

Mô mỡ bị hoại tử tạo ra các vết mầu trắng ngà chắc, thường gặp trong viêm tụy cấp. Hình ảnh vi thể là các tế bào mỡ bị hoại tử không còn thấy rõ ranh giới giữa các tế bào, thường có lắng đọng calci và thấm nhập tế bào viêm (Hình 30).

42

d. Hoại tử bã đậu (caseous necrosis)

Là 1 dạng hoại tử đặc biệt gặp trong viêm lao. Mô hoại tử là 1 chất bở mầu trắng tương tự bã đậu. Hình ảnh vi thể cho thấy cấu trúc mô bị phá hủy hoàn toàn, thay vào đó là 1 chất vô định hình dạng hạt, cấu tạo bởi các mảnh vỡ của các tế bào bị hoại tử (Hình 31).

e. Hoại tử hoại thư (gangrenous necrosis)

Còn gọi là hoại thư, tuy không thực sự là 1 hình thái mô học riêng biệt của hoại tử, nhưng thuật ngữ này vẫn còn được quen dùng trong lâm sàng để mô tả dạng đại thể của tổn thương chi do tắc động mạch. Phân biệt 2 loại:

- Hoại thư khô: phần chi bị hoại thư có mầu tím và khô. Vi thể là hình ảnh hoại tử đông.

- Hoại thư ướt: là giai đoạn tiếp sau hoại thư khô. Dưới tác động của vi khuẩn và các bạch cầu, vùng hoại thư khô bị phân hủy trở nên lầy nhầy, ướt, hôi. Hình ảnh vi thể là hoại tử hoá lỏng. (Hình 32)

Hình 31: Đại thể (A) và vi thể (B) của hoại tử bã đậu (*) trong lao thận.

MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Tử cung của một phụ nữ mang thai to ra là nhờ tế bào cơ trơn tử cung:

A/ Tăng sản. B/ Phì đại. C/ Chuyển sản.

D/ A và B đúng. E/ Tất cả A, B, C đúng.

2. Một bệnh nhân nam 51 tuổi có huyết áp 160/100 mmHg trong nhiều năm mà không điều trị, tế bào cơ tim có thể bị loại tổn thương sau:

A/ Teo đét tế bào. B/ Phì đại. C/ Chuyển sản.

D/ Tăng sản. E/ Nghịch sản.

3. Hiện tượng biểu mô tuyến trụ đơn ở cổ tử cung được thay bằng biểu mô lát tầng mà 2/3 dười của chiều dày biểu mô có các tế bào to nhỏ không đều, nhân tăng sắc, định hướng sắp xếp bị rối loạn thì được gọi là:

A/ Chuyển sản gai. B/ Nghịch sản nhẹ. C/ Nghịch sản vừa. D/ Nghịch sản nặng. E/ Carcinôm tại chỗ.

4. Tình trạng gan to, mềm, màu vàng óng ở người nghiện rượu là do:

A/ Rượu ức chế sự oxy hoá các acid béo trong ty thể của tế bào gan. B/ Tế bào gan bị ứ đọng mỡ trong bào tương.

C/ Tăng số lượng tế bào mỡ trong tiểu thuỳ gan. D/ Tất cả A, B, C đúng.

E/ Chỉ A và B đúng.

5. Sự calci hoá mảng xơ vữa động mạch:

A/ Là 1 hiện tượng lắng đọng ngoại bào. B/ Thuộc loại calci hoá nghịch dưỡng. C/ Thuộc loại calci hoá di căn.

D/ A và B đúng. E/ A và C đúng

6. KHÔNG PHẢI là đặc điểm hình thái của tế bào hoại tử:

A/ Nhân đông. B/ Nhân quái. C/ Nhân vỡ.

D/ Nhân tan. E/ Bào tương tăng tính bắt mầu axít.

7. Tự huỷ tế bào có đặc điểm:

A/ Số lượng tế bào hoại tử ít. B/ Không ảnh hưởng đến chức năng của mô. C/ Thu hút bạch cầu đa nhân. D/ Tất cả A,B,C đúng. E/ Chỉ A và B đúng.

8. Bằng phương pháp nhuộm thông thường Hematoxylin-Eosin, bản chất của những hạt mầu nâu được thấy trong bào tương tế bào gan có thể là:

A/ Lipofuscin. B/ Bilirubin. C/ Hemosiderin.

D/ Chỉ A, B đúng. E/ Tất cả A, B, C đúng.

9. Sự xuất hiện thể vùi hyalin trong bào tương thường do tổn thương ứ đọng nội bào của:

A/ Glycogen. B/ Mucopolysaccharide. C/ Protein.

D/ Lipid. E/ Sắc tố hyalin.

10. KHÔNG PHẢI là hiện tượng chuyển sản:

A/ Biểu mô trụ giả tầng phế quản biến thành biểu mô lát tầng. B/ Biểu mô trụ đơn cổ trong cổ tử cung biến thành biểu mô lát tầng. C/ Biểu mô hoá vôi.

D/ Mô sợi chuyển thành mô sụn. E/ Mô sợi chuyền thành mô xương.

44 VIÊM VÀ SỬA CHỮA VIÊM VÀ SỬA CHỮA

Mục tiêu:

1. Nêu rõ và phân tích định nghĩa của viêm.

2. Mô tả và giải thích các đặc điểm mô học của viêm cấp tính.

3. Nêu nguồn gốc và các tác dụng chính của chất trung gian hoá học. 4. Mô tả và giải thích các đặc điểm mô học của viêm mãn tính và viêm hạt. 5. Nêu rõ và phân tích 2 hình thức của quá trình sửa chữa tổn thương.

Viêm là 1 phản ứng của hệ thống vi tuần hoàn dẫn đến sự di chuyển dịch và bạch cầu từ trong máu ra các mô ngoài mạch; nhằm bao vây và loại trừ các vi sinh vật, các kháng nguyên, các tế bào chết, các vật thể lạ,...

Phản ứng viêm luôn cặp đôi với một quá trình sửa chữa nhằm phục hồi lại mô tổn thương theo 2 cách, tái tạo hoặc hóa sẹo.

Về cơ bản, phản ứng viêm và sửa chữa là có lợi, nhưng đôi khi hoạt động của nó có thể gây ra những hậu quả tai hại (thí dụ: biến dạng và cứng khớp trong viêm khớp mãn, sẹo lồi da cổ gây mất thẩm mỹ).

Tùy theo đặc điểm lâm sàng và mô học, phân biệt 3 loại viêm: viêm cấp tính, viêm mãn tính và viêm hạt.

VIÊM CẤP TÍNH

Đặc điểm lâm sàng của viêm cấp là khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh từ vài giờ đến vài ngày, vùng mô bị tổn thương (còn gọi là ổ viêm cấp tính) có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau; trường hợp viêm nặng có thêm tình trạng mất chức năng riêng biệt của mô và cơ quan tương

ứng. (Hình 1) Hình 1: Ổ viêm cấp tính ở ngón tay cái do vết cắn.

Nguyên nhân của viêm cấp là tất cả các tác nhân có thể làm tổn thương mô và gây hoại tử tế bào:

- Thiếu oxy.

- Vật lý: chấn thương, bỏng, tia xa, dị vật. - Hóa học: axít, baz, dược phẩm, độc tố.

- Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, ký sinh trùng, virút, nấm mốc. - Phản ứng miễn dịch: quá mẫn, tự miễn.

3 đặc điểm mô học chính của viêm cấp là: sung huyết động, phù viêm và thấm nhập tế bào mà chủ yếu là các bạch cầu đa nhân trung tính.

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết giải phẫu bệnh (dành cho lớp y đa khoa): Phần 1 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)