NÓI TRÁNH, KHÔNG TRỰC TIẾP NÓI ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 26 - 28)

NHẠY CẢM

Có một câu chuyện cười:

Thời xưa ở Trung Quốc, có một quan huyện rất thích học đòi, cho dù vẽ không đẹp, nhưng lại rất thích vẽ. Ông vẽ hổ không ra hổ, lại giống mèo. Ông còn đặt cho mỗi tác phẩm của mình một cái tên và đều đem treo ởcông đường cho dân chúng chiêm ngưỡng. Ông ta thích mọi người khen đẹp, không thích những ai dám nói là xấu. Nếu ai dám “phạm thượng” với ông ta, thì phải chịu hình phạt, nhẹ thì phạt roi, nặng thì phải tha hương cầu thực.

Một hôm, quan huyện lại vẽ xong một bức tranh “hổ” đem treo ởcông đường, cho gọi mọi người đến thưởng thức kiệt tác của ông. Quan huyện đắc ý nói:

- Các vị, bản quan vẽ hổ có giống không?

Không thấy ai trả lời, quan huyện bèn chỉ vào một người hỏi: - Ngươi nói xem!?

Người này sợ hãi nói: - Bẩm quan, tôi thấy hơi lo.

- Bẩm quan, ngài cũng phải sợ!

- Cái gì? Ta cũng phải sợ, ta sợ cái gì, nói mau!

- Dạ, ngài sợ vua. Ngài là bề tôi của nhà vua, đương nhiên phải sợ vua rồi! - Đúng, quan sợvua, nhưng vua thì còn sợ gì nữa!

- Không, vua sợ trời!

- Vua là con của trời, sợ trời, đúng lắm. Thế ông trời sợ gì! - Sợ mây, mây che khuất bầu trời.

- Thế còn mây, mây sợ gì? - Sợ gió.

- Gió, gió sợ gì? - Gió sợtường. - Tường sợ gì?

- Tường sợ chuột, chuột khoét tường làm tổ. - Chuột, chuột sợ gì?

- Chuột sợ nhất là nó! - Anh ta chỉ vào bức tranh trên tường. Mặc dù không trực tiếp nói bức tranh của quan huyện giống con mèo, nhưng bằng cách nói vòng vo, mượn cớđể thông qua đó thể hiện được mục đích phê bình. Cách thức không trực tiếp nói thẳng vấn đề của anh ta thật siêu phàm. Trong giao tiếp, có rất nhiều trường hợp ta nên dùng cách “không nói thẳng” này.

Có một câu chuyện vẫn được lưu truyền. Tướng quân Trương Học Lương là một người nổi tiếng yêu nước. Khi nhân dân Trung Hoa phải đối đầu với nguy cơ sinh tử, ông cùng với tướng quân Dương HổThành phát động phong trào “Sự kiện Tây An” quyết huy động toàn quốc kháng Nhật. Vịtướng soái “người của thế kỉ” này từtrước tới nay là vịtướng quân tài năng và có lòng yêu nước mãnh liệt, ông còn là một người có tài ăn nói. Những năm 90 của thế kỉtrước, phóng viên Đài Loan có phỏng vấn ông, qua câu chuyện dưới đây, ta có thể thấy được tài ăn nói của ông.

Phóng viên: “Có người nói ông là công tử bột, ông thấy thếnào?”

Trương Học Lương: “Tôi không phải là công tử bột, chẳng qua là bây giờ có thể gọi tôi là: “Ông già bột thôi”. Các anh xem, thời gian đẹp nhất của tôi là ởtrên giường, buổi sáng có

hôm 11 giờ mới ngủ dậy, ăn cơm trưa xong lại đi ngủ, một mạch đến ba giờ, anh thấy có hạnh phúc không?”

Phóng viên: “Sau sự kiện Tây An, ông hầu như không còn quan tâm đến chính trị, vận mệnh của ông và Tưởng Giới Thạch không thể tách rời, ông thấy thếnào?”

Trương Học Lương: “Khi ông ta mất, tôi đã viết vài câu thếnày: “]n cần chăm sóc, khắc cốt ghi tâm, bất đồng quan điểm, giống như kẻthù”.

Phóng viên: “Ông có nghĩ đến việc trở vềĐại Lục không?”

Trương Học Lương cười lớn: “Tôi nay như con châu chấu cuối thu rồi chẳng sống thêm bao lâu nữa. Nếu có chẳng qua chỉ trở vềthăm Đại Lục thếnào, thăm bạn bè thân thiết. Nhưng nay cái chân trái của tôi đau lắm, không có cách gì đi được, đợi đỡ rồi hãy bầu tôi...!”

Sau hơn nửa thế kỷ, Trương Học Lương sống ởĐài Loan. Ông đã trởthành người “Đại nhân, đại dũng, đại trí, đại thọ”. Do ông là một nhân vật của lịch sử, người chứng kiến lịch sử nên có rất nhiều phóng viên đến phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn rất nhiều, từđời sống cá nhân, lịch sử, hiện tại hay chính trị... Cũng có nhiều vấn đề nhạy cảm. Nhưng do ông là người có địa vị trong lịch sử, cảtrước đây cho tới bây giờ“nhất cử nhất động” của ông đều có ảnh hưởng lớn. Ông cũng tự biết điều này nên với những vấn đề nhạy cảm, ông thường tuỳcơ ứng biến, hoặc dùng cách khéo léo bỏ qua những câu hỏi hóc búa, thể hiện phong thái và trí tuệ của một vịtướng quân.

DÙNG TRÍ TUỆV[ T[I ĂN NÓI HO\ GIẢI NHỮNG CÂU HỎI KHÓ TRẢ LỜI

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 26 - 28)