NỖ LỰC CẢI THIỆN HOÀN CẢNH BẤT LỢI ĐỐI VỚI BẠN

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 40 - 42)

Ông Cantus, giáo sư đầu ngành về quan hệ giao tế có kể lại một câu chuyện như thế này: Cứđến mỗi một mùa, ông thường thuê một hội trường lớn ở khách sạn trong 20 buổi tối để giảng bài vềphương pháp giao tế.

Có một hôm, khi ông vừa bắt đầu giảng bài, bỗng nhiên ông nhận được thông báo: Người giám đốc khách sạn muốn tăng giá thuê hội trường lên gấp ba lần. Nhưng trước khi ông biết được điều này thì vé vào cửa đã được in xong, hơn nữa cũng đã được bán hết, mọi thứ chuẩn bị cho buổi giảng bài đã hoàn tất.

Rất thản nhiên, ông ta đã đến điều đình với ông giám đốc. Nhưng làm sao có được thành công? Chủ yếu là họ muốn gì? Hai ngày sau, ông ta mới đến tìm vịgiám đốc.

Khi tôi nhận được thông báo của anh, tôi hơi ngạc nhiên - Ông nói: - Nhưng cũng không phải tôi trách anh. Nếu tôi ởvào địa vị của anh, chắc tôi cũng sẽlàm như vậy thôi. Anh là giám đốc, trách nhiệm của anh là làm sao thu được nhiều lợi nhuận cho khách sạn. Nếu không làm như vậy, chức vụgiám đốc của anh chắc cũng khó mà giữđược. Nếu anh cần kiên trì tăng giá thuê hội trường, chúng tôi xin rút lại hợp đồng, điều này với anh lợi hay bất lợi!

Trước tiên - Cantus nói - Hội trường lớn không cho thuê để giảng bài, mà cho thuê tổ chức vũ hội, dạ hội. Như thế mới có được nhiều lợi nhuận. Nhưng bởi vì thời gian tổ chức những hoạt động như thế này rất ngắn, họ có thể trả tiền thuê cho một lần rất cao, so với số tiền của chúng tôi, tất nhiên sẽcao hơn rất nhiều. Cho tôi thuê, hiển nhiên anh sẽ chịu thiệt thòi.

Bây giờ, ta hãy bàn về mặt bất lợi của nó. Đầu tiên, anh tăng giá tiền thuê của tôi, nhưng thực ra lại là hạ thấp thu nhập của anh. Vì trên thực tếanh đã vét sạch túi tôi. Tôi sẽ trả không nổi số tiền ấy, và đi tìm thuê chỗ khác!

Còn một bất lợi với anh nữa. Những buổi giảng bài như vậy sẽthu hút được rất nhiều thượng khách thuộc đủ mọi tầng lớp đến nghe giảng. Đối với anh, điều này có nghĩa anh không cần mất một đồng nào để quảng cáo phải không? Thực ra, dẫu anh có bỏ ra 5000 đôla để làm quảng cáo thì liệu anh có mời được nhiều thượng khách như vậy đến khách sạn của mình không. Mà chính bài giảng của tôi lại giúp anh làm công việc quảng cáo ấy. Điều đó khó mà tính được, phải không?.

Nói xong, Cantus cáo từ:

“Anh cứnghĩ kỹ nhé rồi cho tôi biết!”

Tất nhiên, sau đó vịgiám đốc phải nhượng bộ.

Quá trình Cantus đạt được thành công trong cuộc thương thảo ấy không hềđề cập đến việc ông ta muốn cái gì, ông ta chỉđứng vào vị trí của đối phương để suy xét vấn đề.

Bạn có thểliên tưởng, nếu như Cantus hùng hổ chạy đến phòng giám đốc và quát: Điều này có nghĩa gì? Ông biết là vé vào cửa tôi đã cho in xong, lại còn đã bán hết, mọi thứ cho buổi giảng bài đều đã được chuẩn bị xong. Ông lại muốn tăng 300% tiền thuê. Ông có còn tính người không? 300% được lắm! Ông điên ư! Tôi không trả tiền nữa!.

Thế thì mọi chuyện sẽnhư thế nào? Cuộc cãi cọnhư thêm dầu vào lửa, bạn cũng có khó mà đoán được với lòng tự tôn của một vị giám đốc khách sạn, ông ta có đổi ý hay không.

Chú ý: Nếu bạn muốn có được thành công, cần phải đặt mình vào vị trí của người khác. Hiểu rõ được thái độvà quan điểm của họ.

Phải luôn giữ vững được quan điểm của bản thân và mục tiêu đã xác định. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng lừa được “bò vào chuồng”.

Ngoài cách đặt mình vào vị trí của người khác như Cantus đã làm, còn có một số cách bạn có thể áp dụng dưới đây:

* Dùng tình cảm:

Trong thời kì kinh tế Mỹđang gặp khủng hoảng, một cô gái 17 tuổi khó khăn lắm mới kiếm được chân bán hàng đồ trang sức cao cấp. Trước Noel một ngày, có một người đàn ông trạc tuổi 30, vẻ ngoài trông nghèo khổđến tiệm. Anh ta dò xét những thứđồ trang sức đang được bày trong tủ.

Khi ấy, cô gái cần đi trả lời điện thoại, không cẩn thận, cô chạm phải cái đĩa rơi xuống nền nhà. Trên chiếc đĩa có bày 6 chiếc nhẫn kim cương rất đẹp. Cô sợ hãi nhặt chúng lên, nhưng chỉ thấy có 5 chiếc nhẫn, chiếc thứ 6 tìm mãi không thấy đâu. Lúc này, cô nhìn thấy bóng người đàn ông đã đến cửa, chuẩn bịđi. Lập tức, cô gái nghĩ ngay đến anh ta. Cô nhẹ nhàng nói: - Xin lỗi ngài!.

Người đàn ông quay người lại, quắc mắt hỏi: - Có chuyện gì?

Cô gái không biết nói cái gì và nói như thế nào. - Có chuyện gì? - Ông ta lại hỏi.

- Thưa ngài, đây là công việc rất quan trọng đối với tôi, tìm được một việc làm bây giờ thật khó khăn, phải không ông? - Cô gái nói với vẻ rất tự nhiên.

Người đàn ông nhìn cô gái rất lâu, cuối cùng, trên nét mặt nở nụcười.

- Đúng, tôi cũng nghĩ như vậy? - Người đàn ông trả lời - Nhưng tôi có thể khẳng định rằng, không đâu tốt bằng ởđây.

Ngưng lại một lát, ông tiến lên phía trước và đưa tay ra: - Chúc mừng cô!

Ông ta quay người đi về phía cửa.

Cô gái dõi theo đến khi bóng người đàn ông đi khuất hẳn, quay trở lại quầy, cô đặt chiếc nhẫn thứ 6 vào vịtrí cũ. Cô gái đó làm cho người đàn ông từ bỏý định của mình và trả lại chiếc nhẫn. Bằng việc giải thích với người khác một cách tôn trọng, dùng lời nói ân tình giữa “người với người” để dành được sựđồng cảm. Đối phương tuy là kẻlang thang, nhưng bằng lời nói chân tình, cô gái đã lấy lại được chiếc nhẫn kim cương. Nếu không, rất có thểcô cũng trở thành kẻlang thang như người đàn ông ấy. “Công việc này rất quan trọng đối với tôi, tìm được một việc làm bây giờ thật khó khăn, phải không ông?” Câu nói thật chân tình, nó hàm chứa nỗi sợ hãi bịđuổi việc của cô gái, cũng hàm chứa mong muốn được đối phương giúp đỡ, thông cảm cho cô gái. Cuối cùng đã khiến người đàn ông cảm động trả lại chiếc nhẫn.

Bạn thửnghĩ xem, còn hiệu quảhơn một lời lăng mạ hay cầu cứu cảnh sát.

Một phần của tài liệu Bạn là người có tài ăn nói nhất (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)