Bị cấp trên phê bình và chỉ trích tuy là phải nghe một cách thành khẩn nhưng cũng hãy
cố gắng nhẫn nhịn, bất kểlà đúng hay sai bạn cũng phải biết chấp nhận nó, lúc cần thiết bạn
cũng cần phải dũng cảm để biện hộ cho mình và cần phải có sự biện hộtheo hướng tích cực. Có một người đầu bếp sai người mang thịt nướng đểdâng quan nhưng trên thịt lại có một sợi tóc, viên quan này vô cùng tức giận và liền cho gọi người đầu bếp này lên mắng cho
một trận: “Ngươi định cho ta chết hóc à? Tại sao lại có tóc ở trên thịt?”. Lúc này người đầu bếp gập đầu lạy hai lạy và nói như nhận lỗi: “Hạ thần có ba tội đáng chết: Hạ thần đã mài
dao rất kỹđến nỗi nó sáng cứnhư là con dao ngọc vậy, thái thịt là thịt đứt nhưng còn sợi tóc dính trên thịt sao lại không đứt chính là tội thứ nhất của hạ thần; không phát hiện sợi tóc bám trên xiên thịt đây là tội thứ hai của hạ thần; lò nướng thịt như vậy lửa cũng biến thành than huống chi là thịt, nhưng tại sao sợi tóc bám trên thịt lại không biến thành than, đây cũng là tội thứ ba của thần. Chắc chắn có kẻ muốn hãm hại hạ thần”.
Viên quan này liền nói: “Những điều người nói cũng thật có lý”. Sau đó viên quan này
liền lệnh cho tất cả những kẻ hầu người hạbên ngoài vào trong để tra hỏi và quả nhiên có
người muốn hãm hại người đầu bếp này. Cuối cùng tên hầu đó đã bị viên quan này ra lệnh giết chết. Nếu biện hộ một cách chính diện có lẽ chỉđổ thêm dầu vào lửa, giận dữ sẽ chỉ làm cho tội càng tăng thêm mà thôi. Vì vậy nên người đầu bếp này đã áp dụng cách nói lái đi để
biện hộ cho mình. Ông vờnhư là nhận lỗi, thực sựthì ông cũng muốn nói rõ sự thật: Con dao thái thịt sắc như vậy thái thịt đều bịđứt ngay tại sao tóc bám ở trên thịt lại không bị đứt; thịt đặt ở trong lò thịt cũng phải chín huống hồlà tóc. Điều này rõ ràng là không hợp lý, vì vậy mà người đầu bếp này đã chứng minh được là mình vô tội, thức tỉnh được viên quan này là liệu có phải có kẻ muốn ám hại mình. Sự biện hộ này của người đầu bếp này thật thấu
tình đạt lý, có thể nói là rất thông minh và khéo léo. Cách này của người đầu bếp là rất cần thiết và phù hợp.
Có một sốngười khi gặp rắc rối liền dùng cách biện hộđể trốn tránh trách nhiệm, cách mà họbước vào con đường cực đoan. Sự biện hộđổi trách nhiệm đôi khi không ảnh hưởng tới ai thì có thể bỏqua được nhưng phạm lần thứ nhất rồi lại phạm lần thứhai thì người khác sẽ không còn lòng tin đối với bạn. Đôi lúc làm sai một việc gì đó thì nguyên nhân chủ
yếu lại hoàn toàn từ các cấp trên mà ra, lúc này hãy dũng cảm mà biện hộ cho mình. Không giải thích chỉ càng làm cho ấn tượng của cấp trên đối với bạn xấu đi mà thôi, cũng không nên nghĩ nhiều đến trách nhiệm của mình quá. Trong công việc, giữa các đồng nghiệp với
nhau, đặc biệt là cấp trên đối với cấp dưới nếu có xảy ra những ý kiến bất đồng thì bạn cũng đừng nên sợngười khác cho mình là cái đinh trong mắt họ, hãy cố gắng nói rõ lý do, im lặng chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp và khó giải quyết mà thôi. Vấn đề là ở chỗ nếu hai bên giải quyết mọi việc bằng tình cảm thì hai bên sẽ mất hết bình tĩnh, quá vội vàng và tự trách mình chỉ làm cho mọi việc trở nên cứng nhắc. Do vậy khi rơi vào trạng thái đối lập khó giải quyết kiểu này bạn càng phải giải thích một cách rõ ràng và càng phải nói rõ trách nhiệm.